Hà Nội có thêm 6 chợ đầu mối phân phối nông sản an toàn
Từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội xây dựng thêm 6 chợ đầu mối cấp vùng, nâng tổng số lên là 8 chợ đầu mối, với diện tích từ 20-30 ha/chợ.
![]() |
Ảnh minh họa |
Các chợ đầu mối này không chỉ tập trung ở khu vực cận đô, mà còn phát triển ở các huyện có tiềm năng về sản xuất, hạ tầng giao thông đồng bộ kết nối với nội đô và các vùng phụ cận.
Chợ đầu mối sẽ được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm vệ sinh môi trường, có hệ thống kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với chế biến và kênh phân phối hiện đại; nông sản an toàn được kiểm soát từ các chợ đầu mối, sau đó mới đưa tới hệ thống cửa hàng tiện ích, chợ dân sinh...
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ nông sản của người dân Thủ đô khá lớn, trung bình mỗi năm khoảng 890.000 tấn gạo, 139.000 tấn thịt lợn, 42.000 tấn thịt gà, 900 triệu quả trứng, 54.000 tấn thủy hải sản tươi sống và chế biến, 900.000 tấn rau các loại...
Mới có 20% các loại nông sản, thực phẩm tại Hà Nội được phân phối qua hệ thống các siêu thị, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện ích… 80% còn lại được phân phối, tiêu thụ thông qua các chợ đầu mối (kiểu cũ), chợ dân sinh, khiến việc kiểm soát an toàn thực phẩm gặp khó khăn. Bên cạnh đó, việc xây dựng chợ cũng còn gặp khó khăn trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng nên các doanh nghiệp cũng không mấy "mặn mà" với việc đầu tư phát triển hệ thống chợ nói chung, chợ nông thôn và chợ đầu mối tiêu thụ nông sản an toàn nói riêng.
Để khắc phục những vấn đề trên, việc quản lý quy hoạch chợ tại một số địa phương cần được coi trọng hơn. Cùng với đó, để chợ đầu mối hoạt động hiệu quả, kinh doanh nề nếp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm… thì từ cấp cơ sở cần có biện pháp mạnh xử lý các chợ cóc, chợ tạm tràn lan như hiện nay.
Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, cùng với mở rộng kênh phân phối nông sản thực phẩm qua hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh nông sản thực phẩm, việc củng cố chợ đầu mối, chợ truyền thống, chợ dân sinh đáp ứng yêu cầu về giao thương, vệ sinh an toàn thực phẩm là đòi hỏi bức thiết.
Việc mở rộng hệ thống phân phối nông sản an toàn nhằm kiểm soát đồng bộ, hiệu quả hoạt động này đang được Hà Nội gấp rút thực hiện. Hiện công tác quy hoạch, triển khai dự án đang được thành phố gấp rút triển khai với sự giúp đỡ, tư vấn của nhiều tổ chức nước ngoài, có kinh nghiệm quản lý chợ hiện đại.
Ngoài 2 chợ đầu mối cấp 1 là chợ đầu mối nông sản Minh Khai và chợ đầu mối phía Nam đang hoạt động, Hà Nội còn có hệ thống chợ cấp 2 và chợ hoạt động với tính chất chợ đầu mối như chợ Long Biên, chợ cá Yên Sở, chợ gia cầm Hà Vỹ, chợ đêm nông sản Văn Quán, chợ nông sản Bắc Thăng Long… |
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giá vàng vượt 120 triệu đồng/lượng
Giá vàng miếng SJC bán ra đạt trên 120 triệu đồng một lượng, cao nhất kể từ ngày 14/6/2025 cho đến nay.

Bản tin Tài chính - Thị trường 30/6/2025
Bản tin Tài chính - Thị trường 30/6/2025 có những nội dung chính sau: - Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực - Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống -Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững nhờ minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng.

Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc
Thị trường Hàn Quốc được đánh giá là có nhiều tiềm năng cho xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, Thanh Hoá nói riêng. Do đó, nhiều doanh nghiệp đang tập trung khai thác, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.

Bản tin Tài chính - Thị trường 27/6/2025
Bản tin Tài chính - Thị trường 27/6/2025 có những nội dung chính sau: - 86% doanh nghiệp bày tỏ mối quan ngại về những tác động tiêu cực từ các chính sách thuế quan của Mỹ đối với hoạt động kinh doanh. - Tỉnh Thanh Hoá quyết liệt triển khai các giải pháp chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại - Các doanh nghiệp Thanh Hoá xúc tiến khai thác, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc

Giá xăng dầu dự báo tiếp tục tăng, nguồn cung vẫn được đảm bảo
Dự báo giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng theo đà thế giới. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước hiện vẫn được đảm bảo, không xảy ra tình trạng thiếu hụt.

Mở rộng thị trường tiêu thụ vải Ngọc Hồ Gươm Thanh Hóa
Thời điểm này, cây vải Ngọc Hồ Gươm, còn gọi là vải không hạt được trồng tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đang cho thu hoạch. Ngoài xuất khẩu đi Nhật Bản, vương quốc Anh, năm nay, quả vải Ngọc còn được tiêu thụ tại nhiều thị trường mới, như: Mỹ, Tây Ban Nha, Hồng Kông…

Hộ kinh doanh đóng cửa để né tránh kiểm tra hàng giả, hàng nhái
Từ ngày 15/5 - 16/6, lực lượng quản lý thị trường trên cả nước đã đồng loạt kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại. Thực tế có ghi nhận tình trạng nhiều cửa hàng, hộ kinh doanh trên các tuyến phố, chợ đầu mối đóng cửa hàng hoặc kinh doanh cầm chừng. Các cửa hàng này chủ yếu kinh doanh thực phẩm, thực phẩm chức năng, bánh kẹo và đồ gia dụng.

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng
Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về giảm thuế VAT áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế 10% từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026. Theo đó, các ngành nghề, lĩnh vực như kinh doanh vận chuyển, logistic, hàng hoá, dịch vụ công nghệ thông tin thuộc đối tượng được giảm thuế VAT.

Xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường triển vọng
Thời gian qua, xuất khẩu hàng hóa đối diện với nhiều khó khăn, nhất là trước làn sóng thuế quan đang lan rộng trên toàn cầu. Để giữ vững thị trường, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã linh hoạt ứng phó với hàng rào thuế quan, gia tăng các hoạt động xuất khẩu sang các thị trường triển vọng.

Từ 1/7, sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Kể từ ngày 1/7/2025, khi thực hiện kê khai thuế, người nộp thuế sẽ ghi số định danh cá nhân vào chỉ tiêu "Mã số thuế" trên các hồ sơ, chứng từ như tờ khai thuế, giấy nộp tiền, hóa đơn, hồ sơ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân và các loại giấy tờ có yêu cầu kê khai mã số thuế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.