ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Vì sao không phải loài linh trưởng nào cũng tiến hóa thành người?

Trong khi loài người chúng ta di cư khắp thế giới, biết trồng trọt và du hành lên tận mặt trăng thì loài tinh tinh – là loài có đặc điểm sinh học giống với chúng ta nhất – lại vẫn sống trên cây, ăn quả dại và săn đuổi các loài khỉ.

17/07/2019 08:58
 
Vì sao không phải loài linh trưởng nào cũng tiến hóa thành người? - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Về mặt tiến hóa, con tinh tinh lùn này vẫn đang sống rất ổn

Loài tinh tinh hiện đại đã xuất hiện còn trước cả loài người hiện đại (tức là vào khoảng gần 1 triệu năm trước, so với sự xuất hiện của vượn người mới chỉ 300 nghìn năm), nhưng loài người có cách tiến hóa riêng. Nếu chúng ta coi tinh tinh là anh em họ thì tổ tiên chung của 2 loài chỉ có mỗi hai loài này là hậu duệ.

Vậy tại sao chỉ có 1 nhánh hậu duệ của tổ tiên chúng ta tiến hóa vượt trội hơn hẳn nhánh kia?

Theo bà Briana Pobiner, nhà cổ nhân chủng học của Viện Smithsonian ở Washington, Mỹ, thì lý do khiến cho các loài linh trưởng khác không tiến hóa thành người là do cuộc sống của chúng thuận lợi. Tất cả các loài linh trưởng còn tồn tại hiện nay, trong đó có khỉ đột vùng núi Uganda, khỉ rú ở châu Mỹ và vượn cáo Madagascar, đều cho thấy chúng có khả năng sống tốt trong môi trường sống tự nhiên của mình.

Theo giáo sư nhân chủng học Lynne Isbell của Trường đại học California, Mỹ, thì vấn đề nằm ở chỗ các sinh vật có thích nghi tốt với môi trường sống hay không. Theo cách nhìn nhận của các nhà khoa học nghiên cứu về tiến hóa thì loài người không “tiến hóa” hơn các loài linh trưởng khác, và chúng ta không phải là kẻ chiến thắng trong cái gọi là cuộc đua tiến hóa. Cho dù khả năng thích ứng cao đã giúp cho con người tác động đến môi trường để đáp ứng nhu cầu của mình, thì khả năng đó vẫn chưa đủ để đưa con người đến nấc cao nhất của chiếc thang tiến hóa.

Bà Isbell lấy ví dụ là loài kiến. Loài kiến thành công hơn chúng ta nhiều, số lượng các cá thể kiến trên thế giới cao hơn số lượng người nhiều lần và chúng thích nghi cực kì tốt với môi trường sống. Mặc dù kiến không phát minh ra chữ viết, nhưng chúng đã biết làm nông nghiệp từ rất lâu trước khi xuất hiện loài người, và chúng vẫn là những côn trùng cực kì thành công, chỉ là chúng không xuất sắc ở những thứ mà con người quan tâm, những thứ mà con người tình cờ lại giỏi hơn loài kiến.

“Chúng ta cho rằng người phù hợp nhất, thích nghi tốt nhất là người khỏe nhất và nhanh nhất, nhưng tất cả những gì chúng ta cần làm để chiến thắng trong cuộc đua tiến hóa là sống sót và tiếp tục sinh sôi”, bà Pobiner nói.

Nhánh hậu duệ tinh tinh của tổ tiên chúng ta cũng là một ví dụ điển hình. Chúng ta không có đầy đủ chứng cứ hóa thạch về loài người và loài tinh tinh, nhưng các nhà khoa học đã kết hợp các bằng chứng hóa thạch với các bằng chứng gene và hành vi của những con tinh tinh còn sống để biết được về những loài đã tuyệt chủng, những loài này có hậu duệ đã tiến hóa thành tinh tinh và con người.

Vì sao không phải loài linh trưởng nào cũng tiến hóa thành người? - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Lucy là vượn người phương Nam, thuộc một trong số những loài người cổ đại được biết đến nhiều nhất, chúng sống vào thời kì khoảng 3,85 triệu đến 2,95 triệu năm trước (nguồn: Field Museum)

Không còn gì của loài sinh vật cổ đại này, nhưng các nhà khoa học cho rằng chúng trông giống tinh tinh hơn là người, và rất có thể chúng đã dành phần lớn cuộc đời sống trong những tán cây rừng đủ lâu để biết cách di chuyển từ cây này sang cây khác mà không cần phải chạm xuống đất.

Cũng theo các nhà khoa học thì người cổ đại bắt đầu khác với tinh tinh khi người cổ đại bắt đầu chuyển xuống sống dưới đất nhiều hơn. Có thể lí do là tổ tiên của chúng ta xuống đất để tìm kiếm thức ăn và đã phát hiện ra nơi ở mới. Chúng vừa giỏi leo trèo trên cây vừa biết đi dưới đất. Và khoảng 3 triệu năm trước, đôi chân của chúng ta bắt đầu dài ra, các ngón chân quay về cùng một hướng phía trước để có thể đi bộ được tốt hơn. Sự lựa chọn môi trường sống khác nhau có thể là sự thay đổi tiến bộ đầu tiên về hành vi của tổ tiên chúng ta. Biết đi hai chân khiến cho tổ tiên chúng ta đến được những nơi ở mới không có tán cây hay hang hốc kín, họ phải đi dưới đất nhiều hơn, những nơi mà cây cối thưa thớt hơn.

Cuối cùng là lịch sử tiến hóa loài người. Không thể vì tinh tinh sống trên cây mà nói rằng chúng không tiến hóa. Theo một phân tích gene đã công bố năm 2010, tổ tiên của tinh tinh đã tách khỏi loài tinh tinh lùn cổ đại khoảng 930 nghìn năm trước và tổ tiên của ba loài phụ đã phân chia vào khoảng 460 nghìn năm trước. Các loài tinh tinh ở trung và đông Phi chỉ tuyệt chủng khoảng 93 nghìn năm trước.

Nhà cổ nhân chủng học Pobiner nhận xét “rõ ràng là chúng sinh sống rất ổn, chúng vẫn tồn tại và chừng nào chúng ta chưa phá hoại môi trường sống của chúng thì chúng vẫn còn tiếp tục sống trong tương lai.”

Phạm Hường/Dân trí

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học

20:42 , 24/03/2024

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, hoạt động dạy và học là một trong những nhiệm vụ quan trọng được các trường học trên địa bàn tỉnh quan tâm chú trọng. Ngoài việc thực hiện tốt công tác chuyên môn, một trong những ưu tiên của các nhà trường là tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại, góp phần chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực, giúp thầy và trò phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động, hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Thanh Hóa - Dấu ấn một nhiệm kỳ

Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Thanh Hóa - Dấu ấn một nhiệm kỳ

20:05 , 24/03/2024

Trong suốt những năm qua, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa đã làm tốt vai trò tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh; có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ 2018 – 2023, Liên hiệp hội đã có nhiều hoạt động nổi bật và hiệu quả, cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội lần thứ 6 đã đề ra.

Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Thanh Hóa nâng cao chất lượng tư vấn, phản biện xã hội

Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Thanh Hóa nâng cao chất lượng tư vấn, phản biện xã hội

11:30 , 24/03/2024

Xác định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội là nhiệm vụ quan trọng, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Thanh Hóa đã tập hợp được đội ngũ trí thức giàu kinh nghiệm, tâm huyết với công tác khoa học, đóng góp ý kiến cho các đề tài, dự án, kế hoạch, chính sách quan trọng của tỉnh, của các ngành, đơn vị, địa phương. Qua đó tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh có thêm căn cứ, cơ sở để xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Thiệu Hóa

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Thiệu Hóa

08:54 , 24/03/2024

Nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, huyện Thiệu Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số. Qua đó, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả.

Ứng dụng công nghệ trong tuần tra, kiểm soát trên tuyến Quốc lộ 1A

Ứng dụng công nghệ trong tuần tra, kiểm soát trên tuyến Quốc lộ 1A

15:35 , 22/03/2024

Sau gần 2 tháng thực hiện thí điểm sử dụng công nghệ vào kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, Trạm Cảnh sát giao thông Quảng Xương, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh đã xử lý hơn 5.400 trường hợp Luật Giao thông. Đáng chú ý, việc ứng dụng công nghệ kết nối tuần tra liên tuyến trên Quốc lộ 1A đã nâng cao hiệu quả tuần tra kiểm soát, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên tuyến.

MobiAgri - Ứng dụng số hỗ trợ người nông dân

MobiAgri - Ứng dụng số hỗ trợ người nông dân

07:15 , 22/03/2024

Mới đây, tại Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN được tổ chức ở Singapore, nền tảng nông nghiệp số mobiAgri của Việt Nam được vinh danh đạt giải Bạc Giải thưởng ASEAN Digital Awards 2024, một trong những giải thưởng lớn nhất của khu vực về lĩnh vực công nghệ thông tin. MobiAgri được đánh giá cao bởi các tính năng hữu ích, hỗ trợ người nông dân chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp.

Nâng cao chỉ số doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử

Nâng cao chỉ số doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử

16:06 , 21/03/2024

Sáng ngày 21/3, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Công thương, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức hội nghị “Nền tảng Hợp đồng điện tử và các giải pháp nâng cao chỉ số doanh nghiệp sử dụng Hợp đồng điện tử”.

Nền tảng wifi miễn phí của Việt Nam sắp ra quốc tế

Nền tảng wifi miễn phí của Việt Nam sắp ra quốc tế

08:29 , 20/03/2024

Awing là startup công nghệ do nhóm kỹ sư Việt Nam thành lập năm 2017, phát triển nền tảng hiển thị quảng cáo thông qua màn hình đăng nhập wifi. Mới đây, Awing đã ký kết hợp tác với tập đoàn viễn thông - công nghệ nổi tiếng NTT e-Asia của Nhật Bản để mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Robot thay con người kiểm tra xe điện

Robot thay con người kiểm tra xe điện

10:29 , 17/03/2024

Walker S, robot hình người của UBTech, được vận hành trong nhà máy lắp ráp xe của NIO, một trong ba nhà sản xuất xe điện cao cấp hàng đầu Trung Quốc, với vai trò kiểm tra một số chi tiết của xe.

Đạo luật AI đầu tiên trên thế giới được thông qua

Đạo luật AI đầu tiên trên thế giới được thông qua

09:12 , 17/03/2024

Ngày 13/3, Nghị viện châu Âu (EU) chính thức thông qua đạo luật quản lý Trí tuệ nhân tạo AI, đặt nền tảng pháp lý đầu tiên trên thế giới quản lý lĩnh vực công nghệ mới nổi và các hoạt động đầu tư có liên quan.