ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Tài trợ 124 tỷ đồng cho 20 dự án Khoa học và Công nghệ

Ngày 19/8, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), thuộc Tập đoàn Vingroup công bố tài trợ 124 tỷ đồng cho 20 dự án khoa học và công nghệ. Đây là những dự án xuất sắc và đột phá, mang lại lợi ích thiết thực trong các lĩnh vực quan trọng như Big Data, Y sinh tính toán, Gen và tế bào, Khoa học vật liệu, Giao thông thông minh, IoT, Nhận dạng hình ảnh và xử lý ngôn ngữ tự nhiên…

19/08/2019 17:02

Như vậy, sau 6 tháng công bố nhận tài trợ các dự án khoa học và công nghệ định hướng ứng dụng – Hội đồng Khoa học Công nghệ của Quỹ VINIF đã chọn được 20 dự án xuất sắc nhất từ gần 200 hồ sơ đăng ký.

20 dự án được lựa chọn là các dự án xuất sắc và đột phá, mang lại lợi ích thiết thực trong các lĩnh vực quan trọng như Big Data, Y sinh tính toán, Gen và tế bào, Khoa học vật liệu, Giao thông thông minh, IoT, Nhận dạng hình ảnh và xử lý ngôn ngữ tự nhiên…
20 dự án được lựa chọn là các dự án xuất sắc và đột phá, mang lại lợi ích thiết thực trong các lĩnh vực quan trọng như Big Data, Y sinh tính toán, Gen và tế bào, Khoa học vật liệu, Giao thông thông minh, IoT, Nhận dạng hình ảnh và xử lý ngôn ngữ tự nhiên…

20 dự án được nhận tài trợ có nhiều mục tiêu khá thú vị. Chẳng hạn như dự án “Tri thức con người trong các mô hình học máy cho dữ liệu lớn hoặc luồng” của Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ra đời xuất phát từ việc huấn luyện một mô hình học máy từ dữ liệu đến liên tục theo chuỗi vô hạn trở thành thách thức rất lớn bởi vì sự khác nhau lớn về bản chất giữa hai dạng dữ liệu tĩnh và dạng đến liên tục. Một số thách thức có thể được kể đến là: khó suy diễn, sự xuất hiện các thay đổi bất ngờ gây khó khăn cho việc học, vấn đề quên quá nhanh, dữ liệu nhiễu và thưa. Trong khi đó, tri thức con người có thể giúp hỗ trợ giải quyết tốt nhiều thách thức. Tuy nhiên việc vận dụng tri thức con người trong các mô hình học máy còn rất hạn chế, đặc biệt đối với dữ liệu lớn hoặc luồng vô hạn.

Chính vì thế, mục tiêu cốt lõi trong dự án này là phát triển các thuật toán mà giúp một máy tính không những có khả năng học liên tục từ dữ liệu, mà còn vận dụng tốt tri thức của con người. Các thuật toán đó có khả năng làm việc với dữ liệu lớn hoặc luồng dữ liệu vô hạn. Các thuật toán đó sẽ được sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau.

Hay dự án “V-Chain: nền tảng phát triển và triển khai ứng dụng phi tập trung dựa trên công nghệ Blockchain” do TS Nguyễn Bình Minh – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội làm chủ nhiệm được hình thành xuất phát từ việc Blockchain (chuỗi khối) là 1 trong 10 công nghệ chiến lược của năm 2019 cho phép số hóa và làm thay đổi căn bản phương thức vận hành từ các doanh nghiệp cho tới từng quốc gia và cả thế giới trong thời kỳ của cách mạngcông nghiệp lần thứ tư. Mặc dù tiềm năng ứng dụng công nghệ chuỗi khối vào các lĩnh vực trong cuộc sống là rất lớn, tuy nhiên các giải pháp, dự án liên quan đến công nghệ này tại Việt Nam nhìn chung vẫn rất nhỏ lẻ, và phụ thuộc vào một vài công nghệ chuỗi khối có sẵn. Bên cạnh đó, các nhà lập trình phải tốn rất nhiều công sức để tìm hiểu công nghệ, và phát triển ứng dụng do thiếu các công cụ hỗ trợ. Thách thức ở trên đòi hỏi một quy trình nghiên cứu bài bản, từng bước nhằm đánh giá và xây dựng được một nền tảng hỗ trợ phát triển các ứng dụng phi tập trung dựa trên công nghệ chuỗi khối.

Mục tiêu chính của dự án là xây dựng một nền tảng hỗ trợ các nhà quản lý và lập trình phát triển các ứng dụng phi tập trung dựa trên công nghệ chuỗi khối với tên gọi V-Chain. Nền tảng này giúp tăng khả năng áp dụng công nghệ chuỗi khối vào đời sống, đảm bảo tính minh bạch, bất biến của dữ liệu sinh ra trong quá trình vận hành của các ứng dụng CNTT. Từ đó tăng tính tin cậy và giảm thiểu các nguy cơ giả mạo dữ liệu hàng ngày. Trong quá trình phát triển nền tảng V-Chain, nhiều bài toán nghiên cứu được đặt ra và giải quyết như: định danh, mô hình hóa dữ liệu, mô hình đồng thuận, tính riêng tư của dữ liệu,…

Tổng mức tài trợ dành cho 20 dự án là 124 tỷ đồng, trong đó mức cao nhất là 10 tỷ đồng/dự án. Kinh phí tài trợ được sử dụng để chi trả cho lương của thành viên dự án, chi phí thuê chuyên gia trong nước và quốc tế; mua nguyên, nhiên, vật liệu và các vật tư, dụng cụ; mua sắm trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, thực hiện công bố quốc tế và đăng ký sáng chế…

Bên cạnh đó, Quỹ VINIF cũng hỗ trợ các dự án những nguồn lực khác như giới thiệu, cung cấp chuyên gia tư vấn, cung cấp cơ sở dữ liệu lớn và sở hữu trí tuệ từ Vingroup. Đặc biệt, nhằm tạo điều kiện đầu ra cho các dự án nghiên cứu, VINIF sẽ hỗ trợ giới thiệu, ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp của nghiên cứu vào thực tế; giúp đăng ký và bảo hộ bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích; tìm kiếm nguồn đầu tư sau dự án để tiếp tục hoàn thiện và phát triển sản phẩm.

Ngay trong tháng 8/2019, các dự án sẽ bắt đầu nhận tài trợ để triển khai, với mục tiêu đạt được tối thiểu 1 trong 4 yêu cầu sau: Có bài báo công bố trên tạp chí quốc tế hoặc các tổ chức nghiên cứu có uy tín xếp hạng Q1 hoặc tương đương; Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng; Chấp nhận đơn đăng ký sở hữu trí tuệ; Đào tạo thạc sĩ và hỗ trợ đào tạo tiến sĩ trong nước.

Với mục tiêu khuyến khích sự phát triển khoa học và công nghệ cho Việt Nam và nguyên tắc hoạt động phi lợi nhuận. Các tài sản mua sắm và hình thành từ dự án như sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ cùng các kết quả dự án khác hoàn toàn thuộc về chủ nhiệm dự án, nhóm nghiên cứu hoặc tổ chức chủ trì.

Để được nhận tài trợ, chủ nhiệm dự án phải là nhà khoa học có bằng tiến sĩ, đã có kinh nghiệm và thành tựu; số lượng người nước ngoài tham gia dự án không được vượt quá 30%. Trường hợp chủ nhiệm dự án là người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài thì cần có thời gian làm việc trong nước tối thiểu 3 tháng/năm trong thời gian chủ nhiệm dự án. Điều kiện trên nhằm đảm bảo đúng mục tiêu hỗ trợ các nhà khoa học Việt và sự phát triển của khoa học nước nhà.

“Đây là chương trình hỗ trợ hàng năm của Vingroup, có cơ chế tài chính linh hoạt, thủ tục hành chính tối giản và các nguồn lực mạnh mẽ nhằm mang đến điều kiện làm việc tốt nhất cho các nhà khoa học; đồng thời thúc đẩy các nghiên cứu đi vào ứng dụng thực tế. Chúng tôi mong muốn góp phần hỗ trợ các nhà khoa học Việt Nam thực hiện thành công những dự án xuất sắc, có tầm ảnh hưởng lớn, với định hướng ứng dụng cùng phương pháp tiếp cận và công nghệ hiện đại” - Giáo sư Vũ Hà Văn – Giám đốc Khoa học Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup chia sẻ.

Theo Nguyễn Hùng/Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăn nuôi

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăn nuôi

15:32 , 20/04/2024

Trước thực tế số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng tăng, ứng dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất được xem là một trong những giải pháp tối ưu, mang lại nhiều lợi ích cho người trực tiếp sản xuất cũng như góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường chăn nuôi.

Tập trung triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Tập trung triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

18:30 , 19/04/2024

Tỉnh Thanh Hóa có trên 1.500 người nộp thuế đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Tuy nhiên, số đơn vị sử dụng giải pháp này chưa nhiều, mới đạt tỷ lệ khoảng 30%.

Việt Nam sắp có thêm tuyến cáp quang biển kết nối Singapore

Việt Nam sắp có thêm tuyến cáp quang biển kết nối Singapore

08:40 , 18/04/2024

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa ký kết biên bản ghi nhớ với Singtel về việc hợp tác triển khai tuyến cáp biển kết nối trực tiếp Việt Nam và Singapore.

Hơn 90% sản phẩm, dịch vụ đạt giải Sao Khuê 2024 tích hợp ứng dụng AI

Hơn 90% sản phẩm, dịch vụ đạt giải Sao Khuê 2024 tích hợp ứng dụng AI

10:15 , 17/04/2024

Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam - VINASA vừa tổ chức lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm 2024. Giải thưởng năm nay đã đổi mới cơ bản cấu trúc với 08 nhóm lĩnh vực, trong đó nhiều sản phẩm, dịch vụ đã được tích hợp các ứng dụng AI.

Khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh

Khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh

23:15 , 15/04/2024

Sáng ngày 15/4, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Truyền hình Tiếng dân tộc (VTV5), Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh.

Yêu cầu Netflix dừng quảng cáo, phát hành game không phép tại Việt Nam

Yêu cầu Netflix dừng quảng cáo, phát hành game không phép tại Việt Nam

11:36 , 15/04/2024

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa có công văn gửi Công ty Netflix, yêu cầu tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam khi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.

Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

21:30 , 13/04/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ mới

Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ mới

21:17 , 13/04/2024

Đổi mới công nghệ là một trong những biện pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, hiệu quả, khả năng cạnh tranh. Từ đó, không ít doanh nghiệp đã gặt hái thành công thông qua việc đầu tư, đổi mới sáng tạo trong công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

21:13 , 13/04/2024

Những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao đã được nông dân các địa phương tích cực thực hiện. Từ đó tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng, gắn với liên kết sản xuất. Đây được xem là xu hướng tất yếu, giúp sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng an toàn hữu cơ.

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

21:09 , 13/04/2024

Sau 4 năm thực hiện quyét định số 1221 của UBND tỉnh về “Kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”, đến nay, toàn tỉnh có khoảng gần 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh đã dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho sản phẩm hàng hóa của mình...