ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Tương lai, IQ con người ngày càng tăng lên hay tụt giảm do phụ thuộc máy móc?

Kể từ khi bài kiểm tra trí thông minh được sử dụng để đo chỉ số thông minh (Intelligence Quotient - IQ) được thực hành cho đến nay, điểm IQ ngày càng cao.

15/09/2019 22:16

 

Nhiều người lo ngại, nhân loại đang thoái hóa IQ.
Nhiều người lo ngại, nhân loại đang thoái hóa IQ.

Ngay cả một người IQ trung bình bây giờ cũng là thiên tài so với những người sinh năm 1919. Khoa học gọi sự tăng dần đều này là Hiệu ứng Flynn. Tuy nhiên, chúng ta sẽ tiếp tục thông minh hơn nữa hay đã leo lên đến đỉnh tháp IQ và từ giờ trở đi sẽ dần dần tụt xuống?

Gần đây, có không ít ý kiến cho rằng nhân loại đã đạt tới ngưỡng IQ giới hạn. Do được hỗ trợ quá nhiều bởi máy móc và công nghệ, trí thông minh của chúng ta đang dần thui chột đi.

Nguồn gốc của sự phát triển não bộ

Khoảng 3 triệu năm về trước, trên Trái đất xuất hiện vượn đứng thẳng. Kết quả rà quét các hộp sọ hóa thạch của loài vượn đứng thẳng đầu tiên Australopithecus (hay còn gọi Vượn người phương Nam) cho thấy, kích thước não bộ của chúng rơi vào khoảng 400 cm3, tức là chỉ bằng có 1/3 kích thước não bộ của Homo sapiens (hay còn gọi Người hiện đại), 1.300 cm3.

Theo nghiên cứu khảo cổ thì Người hiện đại có mặt trên hành tinh từ khoảng 200.000 năm trước. Họ sống ở châu Phi và khi đất chật người đông, một số lượng lớn đã rời Lục Địa Đen, theo các con đường di cư khác nhau phân tán vào châu Âu và châu Á.

Với bộ não 1.300 cm3, tổ tiên của tất cả các chi nhánh người ngày nay này đủ khôn ngoan để thích nghi với bất kỳ điều kiện sống nào ở bất cứ nơi đâu trên hành tinh.

Kích thước não bộ của tổ tiên loài người tăng dần đều.
 Não Vượn người (trái) chỉ lớn bằng 1/3 não Người hiện đại (phải).

Lùi lại vào khoảng 400.000 năm trước, chúng ta sẽ bắt gặp loài người đã tuyệt chủng cũng cùng chi Homo là Homo heidelbergensis. Họ có bộ não đạt khoảng 1.200 cm3, tức là chỉ nhỏ hơn Homo sapiens có 100 cm3.

Trong khi người hiện đại sống sót và phát triển mạnh mẽ thì Homo heidelbergensis chẳng để lại nổi hậu duệ nào. Nguyên nhân có phải vì sự thua kém 100 cmnão ấy?

Ngay từ thuở vượn người, tổ tiên của chúng ta đã biết tụ tập thành những nhóm lớn để tự vệ, giảm thiểu rủi ro sinh tồn và giúp đỡ nhau chăm sóc trẻ con. Sự hợp tác này chính là khởi nguồn của sự gia tăng kích thước bộ não. Sống chung là một chiến lược an toàn đầy thách thức.

Một cá nhân buộc phải biết quan sát và phán đoán chính xác tính cách, thói quen của những đối tượng xung quanh, nhận ra đâu là kẻ đáng tin và đâu là kẻ không thể hợp tác được.

Ngoài ra còn khả năng phối hợp làm việc nhóm, ví dụ như khi săn bắt, rồi thì phát minh, học hỏi, đổi mới vũ khí, công cụ... Gia tăng kích thước não là cách duy nhất tiếp thu tất cả và mở rộng tư duy.

Để phát triển nhận thức, vượn người không tiếc công đầu tư năng lượng cho trí não. Đến Người hiện đại thì bộ não to ra gấp 3,25 lần và “ngốn” hẳn 20% năng lượng toàn cơ thể.

Điểm IQ cao do điều kiện sống là chính

Khái niệm IQ (chỉ số thông minh) xuất hiện từ cuối Thế kỷ XIX song phải đến năm 1919, bài kiểm tra IQ mới được thực hành.

Cả thế giới tin rằng, điểm IQ chính là thước đo năng lực và tiềm năng thành công trong tương lai. Bất chấp các ý kiến trái chiều, test IQ được thi rộng khắp.

Ngay cả bây giờ, nhiều người vẫn điên cuồng dùng đủ mọi cách chỉ để tăng lấy vài điểm, ví dụ như sốc điện, thôi miên, tiêm nội tiết tố sinh dục nữ, uống thuốc gây ảo giác... trước khi làm bài kiểm tra.

Ngày nay, thế giới có muôn hình vạn trạng kiểu test IQ nhưng nếu nhìn vào kết quả, bạn sẽ thấy không có chênh lệch bao nhiêu giữa các thế hệ.

Theo nhà nghiên cứu James Flynn (New Zealand) thì điểm IQ trung bình gia tăng dần đều trong mức 3 điểm/thập kỷ. So với năm 1919, con người bây giờ đã thông minh hơn 100 năm trước 30 điểm. Chỉ có điều, sự tiến bộ này không liên quan gì đến yếu tố di truyền hay biến đổi gen mà chủ yếu do điều kiện sống tác động.

Nhờ y học phát triển, giảm thiểu tỷ lệ nhiễm trùng ở trẻ em và chế độ ăn uống bổ dưỡng, giàu DHA, bộ não và cơ thể mới ngày càng khỏe mạnh. Xét trên mặt thể hình, chúng ta bây giờ còn cao hơn người Thế kỷ XIX khoảng 11cm. Đến cả tuổi thọ cũng dài ra, biến cái “thất thập cổ lai hy” (người 70 tuổi xưa nay hiếm) trở nên bình thường.

Ngoài ra, giáo dục cũng đóng vai trò quan trọng. Học sinh thời nay được đào tạo tư duy trừu tượng và lý luận từ nhỏ. Các em cũng sớm tiếp xúc với công nghệ hiện đại, biết hầu hết các thao tác cơ bản. Lớn lên trong điều kiện được trau dồi tri thức và các kỹ năng số hóa cần thiết như thế, làm tốt bài kiểm tra IQ là lẽ đương nhiên.

 

Học sinh ngày nay có điểm IQ cao hơn đầu Thế kỷ XX 30 điểm...

Đình trệ và nghịch đảo?

Có một điều đáng lo ngại trong thế giới hoàng kim trí tuệ ngày nay sự gia tăng của IQ hình như đã dừng lại. Tệ hơn, nó thậm chí còn tụt dốc. Nếu nhìn vào thang điểm IQ tại Phần Lan, Na Uy và Đan Mạch, bạn sẽ thấy sự bùng nổ IQ chỉ xảy ra chớp nhoáng trong vài năm giữa của thập niên 1990, sau đó thì giảm khoảng 0,2 điểm/năm.

Một số người đổ lỗi cho giáo dục mỗi lúc một rập khuôn, nghèo sáng tạo. Một số lại bảo tại công nghệ, máy móc hỗ trợ nhiều quá, làm con người lười biếng tư duy và trau dồi kỹ năng tính toán đi.

Trước sự đình trệ và thụt lùi điểm IQ trung bình, có 2 đánh giá trái chiều. Một cái lo ngại rằng nó chính là giới hạn cho trí thông minh của con người, e sợ từ giờ chúng ta sẽ dần... ngu dốt do mỗi lúc một phụ thuộc vào công nghệ. Cái còn lại thì vô lo.

Nó giải thích rằng mặc dù văn minh công nghệ ngày càng hiện đại, nhưng hành vi của con người trong tư cách là một cá nhân trong xã hội vẫn chẳng khác gì so với 100 năm trước. Xét cho cùng thì IQ cao hay thấp cũng đâu mang lại hay lấy đi thứ gì, càng không giải quyết chênh lệch giàu nghèo, nạn đói, biến đổi khí hậu, ô nhiễm, bạo lực, tử vong...

Thực tế chỉ ra, nhân loại đã có nhiều đột phá y khoa, ngày càng chữa được nhiều bệnh tật và giảm tỷ lệ tử vong. Tình trạng đói nghèo tuy nan giải, nhưng so với trước đây thì rõ ràng đã giảm trên cấp độ toàn cầu. Lực lượng lao động thông minh cũng góp phần to lớn cho tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống... Thế nên nói thông minh cũng chẳng để làm gì thì là vừa sai lại vừa tiêu cực quá.

Con người cần nhiều thứ hơn là chỉ mỗi IQ cao để có cuộc sống thành công như ý.

Cần hay không cần?

Tuy nhiên cũng không thể không lo IQ của chúng ta đã chạm đến ngưỡng cao nhất. Không ít nhà nghiên cứu hô hào hãy sáng tạo và sáng tạo hơn nữa để bứt phá giới hạn hiểu biết, nhưng nói thì dễ chứ làm rất khó.

Thông minh và sáng tạo là hai phạm trù tưởng liên quan mà không liên quan, tưởng không liên quan mà lại liên quan. Chúng có thể tỷ lệ thuận, cũng có thể chẳng dây mơ rễ má gì với nhau hết, đặc biệt là trong trường hợp ngành nghề nghệ thuật.

Chưa kể, bạn cũng có thể có IQ cao ngất nhưng vẫn ngờ nghệch trong cuộc sống, thậm chí đưa ra những quyết định thiếu thông minh ngoài tưởng tượng.

Kỳ thực thì IQ cao chỉ tương ứng với khả năng số học cao mà thôi. Nó cực kỳ hữu ích trong việc tính toán xác suất, cân nhắc rủi ro dựa trên các dữ liệu thông kê. Vấn đề là cuộc sống không đơn giản chỉ là các con số.

Thêm vào đó, người có IQ cao thường rất thiên kiến, hiếm khi để tâm xem xét các quan điểm khác. Một khi đặt cái thiên kiến ấy vào các vấn đề như tôn giáo, chính trị, nó thật sự là... thảm họa.

Vả lại, IQ cao cũng chẳng đảm bảo bạn khôn khéo hơn người. Không ít sinh viên bây giờ đắn đo lo nghĩ liệu những gì họ miệt mài học trong nhà trường có thực sự là hành trang cần thiết, giúp ích cho nay mai? Tất cả những ai đã tốt nghiệp đi làm đều biết, có quá nhiều kỹ năng họ cần phải có nhưng lại chẳng được dạy.

Có một điều chắc chắn ở đây là từ xưa cho đến nay, bộ não của nhân loại đã liên tục phát triển để thích nghi với đời sống xã hội ngày càng phức tạp.

Tuy chưa rõ từ giờ trở đi, IQ của chúng ta sẽ tăng hay giảm, nhưng cuộc sống hiện tại thì đủ phức tạp để buộc tất cả phải tìm cách thích nghi tương ứng. Rất có thể là một thứ gì đó như WQ (Chỉ số Khôn ngoan - Wisdom Quotient) sẽ chào đời và song hành cùng IQ cũng nên.

Theo Vũ Ninh/Báo Giáo dục & Thời đại
BBC


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăn nuôi

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăn nuôi

15:32 , 20/04/2024

Trước thực tế số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng tăng, ứng dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất được xem là một trong những giải pháp tối ưu, mang lại nhiều lợi ích cho người trực tiếp sản xuất cũng như góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường chăn nuôi.

Tập trung triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Tập trung triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

18:30 , 19/04/2024

Tỉnh Thanh Hóa có trên 1.500 người nộp thuế đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Tuy nhiên, số đơn vị sử dụng giải pháp này chưa nhiều, mới đạt tỷ lệ khoảng 30%.

Việt Nam sắp có thêm tuyến cáp quang biển kết nối Singapore

Việt Nam sắp có thêm tuyến cáp quang biển kết nối Singapore

08:40 , 18/04/2024

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa ký kết biên bản ghi nhớ với Singtel về việc hợp tác triển khai tuyến cáp biển kết nối trực tiếp Việt Nam và Singapore.

Hơn 90% sản phẩm, dịch vụ đạt giải Sao Khuê 2024 tích hợp ứng dụng AI

Hơn 90% sản phẩm, dịch vụ đạt giải Sao Khuê 2024 tích hợp ứng dụng AI

10:15 , 17/04/2024

Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam - VINASA vừa tổ chức lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm 2024. Giải thưởng năm nay đã đổi mới cơ bản cấu trúc với 08 nhóm lĩnh vực, trong đó nhiều sản phẩm, dịch vụ đã được tích hợp các ứng dụng AI.

Khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh

Khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh

23:15 , 15/04/2024

Sáng ngày 15/4, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Truyền hình Tiếng dân tộc (VTV5), Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh.

Yêu cầu Netflix dừng quảng cáo, phát hành game không phép tại Việt Nam

Yêu cầu Netflix dừng quảng cáo, phát hành game không phép tại Việt Nam

11:36 , 15/04/2024

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa có công văn gửi Công ty Netflix, yêu cầu tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam khi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.

Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

21:30 , 13/04/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ mới

Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ mới

21:17 , 13/04/2024

Đổi mới công nghệ là một trong những biện pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, hiệu quả, khả năng cạnh tranh. Từ đó, không ít doanh nghiệp đã gặt hái thành công thông qua việc đầu tư, đổi mới sáng tạo trong công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

21:13 , 13/04/2024

Những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao đã được nông dân các địa phương tích cực thực hiện. Từ đó tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng, gắn với liên kết sản xuất. Đây được xem là xu hướng tất yếu, giúp sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng an toàn hữu cơ.

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

21:09 , 13/04/2024

Sau 4 năm thực hiện quyét định số 1221 của UBND tỉnh về “Kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”, đến nay, toàn tỉnh có khoảng gần 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh đã dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho sản phẩm hàng hóa của mình...