ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Những công nghệ giúp xã hội duy trì hoạt động trong đại dịch Covid-19

Trong đại dịch Covid-19, công nghệ đóng một vai trò quan trọng giúp xã hội duy trì hoạt động khi phải phong tỏa giãn cách để chống dịch bệnh.

06/07/2020 10:08

Những công nghệ này có thể sẽ tác động lâu dài và trở thành xu hướng trong tương lai, ngay cả khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát hay chấm dứt. Dưới đây là những xu hướng công nghệ giúp xã hội duy trì hoạt động bình thường ở mức nhiều nhất có thể trên nhiều lĩnh vực từ hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hóa đến chăm sóc y tế, giải trí…

 

Những công nghệ giúp xã hội duy trì hoạt động trong đại dịch Covid-19 - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Robot được sử dụng để chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19

Mua sắm trực tuyến và giao hàng bằng robot

Covid-19 đã làm chuyển đổi phương thức mua hàng trực tuyến từ một hình thức “khuyến  khích” sang hình thức “bắt buộc” tại hầu hết khắp nơi trên thế giới. Mua sắm trực tuyến cần có một hệ thống hậu cần mạnh mẽ hỗ trợ. Nhiều công ty giao hàng và nhà hàng ở Mỹ và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục triển khai các dịch vụ giao hàng không tiếp xúc. Hàng hóa được lấy và giao tại một địa điểm được định sẵn thay vì giao tận tay. Ngành thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc cũng đang tăng cường phát triển việc giao hàng bằng robot. 

Thanh toán kỹ thuật số và không tiếp xúc 

Tiền mặt chứa nhiều vi khuẩn và có thể khiến virus lây lan, do vậy, nhiều ngân hàng trung ương như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp để đảm bảo đồng tiền được làm sạch trước khi đưa vào lưu hành. Thanh toán kỹ thuật số không tiếp xúc dưới dạng thẻ hay ví điện tử, là những phương thức thanh toán hữu hiện để tránh sự lây lan của Covid-19.

Thanh toán kỹ thuật số cho phép mọi người thực hiện mua hàng trực tuyến và trả tiền hàng hóa, dịch vụ, thậm chí thanh toán các tiện ích cũng như nhận được tiền nhanh hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng hình thức thanh toán này. Theo Ngân hàng thế giới, hơn 1,7 tỷ người không thể dễ dàng tiếp cận hình thức thanh toán kỹ thuật số. Tính khả dụng của hình thức thanh toán này cũng phụ thuộc vào Internet, thiết bị mạng…

Khám chữa bệnh từ xa bằng công nghệ (Telehealth)

Dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe từ xa là cách hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 trong khi vẫn cung cấp được các dịch vụ chăm sóc thiết yếu. Các thiết bị chăm sóc sức khỏe cá nhân đeo trên người giúp theo dõi các dấu hiệu sức khỏe quan trọng.

Ngoài ra, công cụ trò chuyện tự động Chatbot có thể giúp đưa ra các chẩn đoán ban đầu dựa trên các triệu chứng do chính bệnh nhân cung cấp. Tuy nhiên, ở các quốc gia có chi phí y tế cao, vấn đề quan tâm là việc chi trả bảo hiểm với dịch vụ này. Telehealth cũng đòi hỏi trình độ hiểu biết về công nghệ nhất định để thực hành, cũng như đảm bảo kết nối internet.

Giải trí trực tuyến

Mặc dù các biện pháp phòng chống dịch bệnh đã làm giảm đáng kể tương tác giữa các cá nhân, tuy nhiên, giải trí trực tuyến được sáng tạo để khắc phục điều này. Các buổi biểu diễn ca nhạc, hòa nhạc trực tuyến đã thu hút được người hâm mộ trên khắp thế giới. Các công ty sản xuất phim Trung Quốc cũng phát hành phim trực tuyến.

Các bảo tàng và các địa điểm di sản thế giới đưa ra các tour du lịch ảo… Cùng với đó là sự gia tăng đáng kể lưu lượng các trò chơi trực tuyến kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Ngoài ra, các giáo viên dạy khiêu vũ, dạy chơi nhạc cụ… cũng tổ chức các lớp học theo hình thức trực tuyến.

Chuỗi cung ứng 4.0

Đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, thậm chí nhiều nhà máy phải đóng cửa hoàn toàn. Khi nhu cầu về thực phẩm và thiết bị bảo vệ cá nhân tăng cao, một số quốc gia đã ban hành các lệnh cấm xuất khẩu với mức độ khác nhau đối với các mặt hàng này. Cùng với đó, sự phụ thuộc vào hồ sơ trên giấy tờ, thiếu tính đa dạng và linh hoạt đã khiến hệ chuỗi cung ứng hiện tại dễ bị tổn thương trước bất kỳ đại dịch nào.

Các công nghệ cốt lõi của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như Big Data, điện toán đám mây, Internet vạn vật (Internet IoT,) và công nghệ block chain đang xây dựng một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng linh hoạt hơn cho tương lai, bằng cách tăng cường tính chính xác của dữ liệu và khuyến khích việc chia sẻ dữ liệu.

Công nghệ in 3D 

Công nghệ in 3D mang lại sự linh hoạt trong sản xuất khi cùng một máy in có thể tạo ra các sản phẩm khác nhau dựa vào thiết kế và vật liệu khác nhau, giúp thực hiện nhanh chóng các bộ phận đơn giản. Tuy nhiên, việc sản xuất số lượng lớn với công nghệ in 3D cũng gặp một số trở ngại liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ đối với các thiết bị đã được cấp bằng sáng chế, liên quan đến quy định phê duyệt và các vấn đề khác như xuất xứ, thương mại…

Robot và máy bay không người lái

Covid-19 làm cho thế giới nhận ra việc hoạt động sản xuất dựa vào sự tương tác con người bị ảnh hưởng nhiều đến mức nào. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như ngành bán lẻ, thực phẩm, sản xuất và hậu cần chịu tác động tồi tệ nhất. Covid-19 đã tạo một cú hích mạnh mẽ để triển khai việc sử dụng robot và nghiên cứu về robot.

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, robot đã được sử dụng để khử trùng các khu vực và giao thức ăn cho những người bị cách ly. Máy bay không người lái được sử dụng để giao hàng và thậm chí là cả dắt chó đi dạo. Theo một số báo cáo dự đoán, nhiều công việc sản xuất sẽ được thay thế bằng robot trong tương lai, đồng thời, nhiều công việc liên quan đến robot cũng sẽ được tạo ra.  

5G và Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)

Tất cả các xu hướng công nghệ nói trên đều dựa vào mạng internet ổn định, tốc độ cao và giá cả phù hợp. Mạng 5G đã chứng minh tầm quan trọng trong việc theo dõi và tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa, tuy nhiên, tại một số nơi, việc triển khai 5G vẫn còn bị trì hoãn. Cùng với đó, việc áp dụng 5G sẽ làm gia tăng chi phí của các thiết bị tương thích cũng như chi phí cho các gói dữ liệu…

Covid-19 đã cho thấy tầm quan trọng của kỹ thuật số, cho phép các hoạt động kinh doanh và cuộc sống được tiếp tục như bình thường ở mức độ nhiều nhất có thể trong đại dịch. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ một thế giới số hóa và cập nhật những công nghệ mới nhất là điều cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp hay quốc gia, để duy trì khả năng cạnh tranh trong thế giới thời hậu Covid-19, cùng với nhân tố con người và quản trị công nghệ.

Theo ANTĐ


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăn nuôi

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăn nuôi

15:32 , 20/04/2024

Trước thực tế số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng tăng, ứng dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất được xem là một trong những giải pháp tối ưu, mang lại nhiều lợi ích cho người trực tiếp sản xuất cũng như góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường chăn nuôi.

Tập trung triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Tập trung triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

18:30 , 19/04/2024

Tỉnh Thanh Hóa có trên 1.500 người nộp thuế đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Tuy nhiên, số đơn vị sử dụng giải pháp này chưa nhiều, mới đạt tỷ lệ khoảng 30%.

Việt Nam sắp có thêm tuyến cáp quang biển kết nối Singapore

Việt Nam sắp có thêm tuyến cáp quang biển kết nối Singapore

08:40 , 18/04/2024

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa ký kết biên bản ghi nhớ với Singtel về việc hợp tác triển khai tuyến cáp biển kết nối trực tiếp Việt Nam và Singapore.

Hơn 90% sản phẩm, dịch vụ đạt giải Sao Khuê 2024 tích hợp ứng dụng AI

Hơn 90% sản phẩm, dịch vụ đạt giải Sao Khuê 2024 tích hợp ứng dụng AI

10:15 , 17/04/2024

Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam - VINASA vừa tổ chức lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm 2024. Giải thưởng năm nay đã đổi mới cơ bản cấu trúc với 08 nhóm lĩnh vực, trong đó nhiều sản phẩm, dịch vụ đã được tích hợp các ứng dụng AI.

Khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh

Khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh

23:15 , 15/04/2024

Sáng ngày 15/4, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Truyền hình Tiếng dân tộc (VTV5), Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh.

Yêu cầu Netflix dừng quảng cáo, phát hành game không phép tại Việt Nam

Yêu cầu Netflix dừng quảng cáo, phát hành game không phép tại Việt Nam

11:36 , 15/04/2024

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa có công văn gửi Công ty Netflix, yêu cầu tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam khi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.

Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

21:30 , 13/04/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ mới

Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ mới

21:17 , 13/04/2024

Đổi mới công nghệ là một trong những biện pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, hiệu quả, khả năng cạnh tranh. Từ đó, không ít doanh nghiệp đã gặt hái thành công thông qua việc đầu tư, đổi mới sáng tạo trong công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

21:13 , 13/04/2024

Những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao đã được nông dân các địa phương tích cực thực hiện. Từ đó tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng, gắn với liên kết sản xuất. Đây được xem là xu hướng tất yếu, giúp sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng an toàn hữu cơ.

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

21:09 , 13/04/2024

Sau 4 năm thực hiện quyét định số 1221 của UBND tỉnh về “Kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”, đến nay, toàn tỉnh có khoảng gần 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh đã dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho sản phẩm hàng hóa của mình...