ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Kỷ nguyên của ngân hàng số mở ra nhiều tiện ích cho khách hàng

Ngân hàng số rất tiện ích, giúp khách hàng giao dịch 24/7. Do đó, cần đẩy mạnh đề án chuyển đổi số quốc gia, đến 2025 có khoảng 20% DNNVV chuyển đổi số.

15/06/2019 06:34

Nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng đang chứng kiến quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sự phát triển nhanh chóng của ngân hàng số, cùng hạ tầng và môi trường công nghệ thuận lợi đang kích thích sự bùng nổ số lượng và giá trị giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng.

Những dữ liệu cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ đang diễn ra ở hầu hết các kênh giao dịch trên nền tảng các dịch vụ ngân hàng số. Tại một số ngân hàng thương mại, tốc độ tăng trưởng số lượng và giá trị giao dịch, đặc biệt qua kênh điện thoại di động, ghi nhận cấp độ lên tới trên 1.000% chỉ trong một năm qua.

ky nguyen cua ngan hang so: mo ra nhieu tien ich cho khach hang hinh 1
Ngân hàng số mở ra nhiều tiện ích cho khách hàng. (Ảnh minh họa: KT)

Cơ hội đối với ngân hàng số được TS Cấn Văn Lực chỉ ra là gia tăng doanh thu, tăng năng suất lao động và tiết kiệm chi phí; Tiếp cận thị trường khách hàng số đầy tiềm năng tại Việt Nam; Tăng khả năng tiếp cận thông tin, dữ liệu, kết nối, hợp tác, nhất là với các Fintech; Đi tắt đón đầu trong kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo khả năng phát triển đột phá so với đối thủ. 

Tham khảo nghiên cứu của các định chế tài chính lớn trên thế giới, ông Lực cho biết, khi áp dụng công nghệ số, doanh nghiệp có thể tiết giảm được 30-80% chi phí. Việc đầu tư công nghệ thông tin đối với các doanh nghiệp trong đó có Ngân hàng, chi phí sẽ tăng thêm khoảng 25-28% trong khi doanh thu tăng 35-48% dẫn đến lợi nhuận ròng có thể tăng khoảng 10-15%.

Bên cạnh những cơ hội thì theo ông Lực, thách thức đối với ngân hàng số là khung pháp lý; Gia tăng cạnh tranh từ tổ chức phi tài chính; thách thức đối với khả năng bảo mật của hệ thống; nguồn nhân lực; đòi hỏi thay đổi và đầu tư lớn cho hệ thống Công nghệ thông tin. 

Cùng với đó, các Fintech, Bigtech năng động và từng bước cạnh tranh với ngân hàng. Cụ thể, trong xu thế kinh tế số, các trung gian thanh toán không phải là ngân hàng thương mại đã và đang phát triển khá nhanh, gồm các công ty công nghệ tài chính (Fintech), các nhà mạng viễn thông, điện tử, CNTT (Telcos, Bigtech), chủ yếu trong lĩnh vực thanh toán và cho vay ngang hàng.

Việc các Bigtech tại Việt Nam đang hình thành và phát triển đặt ra thách thức rất lớn cho các ngân hàng. Hiện nay, các công ty công nghệ lớn tại Việt Nam (FPT, Viettel, CMC, VNG, VC Corp...) đã bắt đầu tiếp cận mảng dịch vụ tài chính thông qua phát triển công nghệ thanh toán điện tử và một số dịch vụ khác. 

“Nếu so sánh với tốc độ chuyển đổi số của các ngân hàng trên thế giới và ngay cả với các fintech tại Việt Nam hiện nay, tốc độ chuyển đổi của các ngân hàng Việt Nam đang chậm hơn khá nhiều”, ông Lực nói.

Còn theo ông Nguyễn Chiến Thắng, Giám đốc cao cấp ngân hàng số Ngân hàng VPBank, ngân hàng số là con đường phát triển tất yếu của các nhà băng. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất để phát triển loại hình ngân hàng này chính là niềm tin, thói quen khách hàng, tiền mặt là rào cản lớn khi 90% người dân vẫn sử dụng tiền mặt.

Thách thức lớn thứ 2 là xây dựng hệ sinh thái, mạng lưới số. Người dùng muốn sử dụng xuyên suốt tất cả các dịch vụ số cơ bản.

Trước thực tế phát triển của ngân hàng số hiện nay, ông Phạm Đình Vũ, Chánh văn phòng Công tác Hiệp hội Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ, ngân hàng số rất tiện ích, giúp khách hàng giao dịch 24/7, không phụ thuộc vào không gian và thời gian. Do đó, cần phải đẩy mạnh đề án chuyển đổi số quốc gia, theo kế hoạch, đến 2025 phải có ít nhất 20% doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số. 

Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa quan tâm nhiều đến chuyển đổi số. Tuy nhiên, đây là một con đường phải đi.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để tăng hiệu quả, ngân hàng cần làm công tác truyền thông quảng bá tới doanh nghiệp, tăng cường hướng dẫn khách hàng về ngân hàng số. 

Cần hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý hoạt động fintech, bigtech theo hướng mở như kinh nghiệm của Trung Quốc, sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho phép chữ ký số, nhận dạng số, nhận diện khách hàng số E-KYC; ban hành qui định đối với các sản phẩm tài chính gắn với công nghệ như Fintech, cho vay ngang hàng, huy động vốn cộng đồng, ví điện tử... nhằm tận dụng tốt hơn thành quả công nghệ, song vẫn kiểm soát được rủi ro và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp. 

Ngoài ra, bản thân mỗi ngân hàng thương mại cần xác định ngân hàng số là một chiến lược, mô hình kinh doanh, chứ không phải một dự án công nghệ đơn thuần./. 

 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đẩy mạnh công tác trồng rừng nhằm phát triển kinh tế

Đẩy mạnh công tác trồng rừng nhằm phát triển kinh tế

09:07 , 23/04/2024

Trong những năm gần đây, phong trào trồng rừng tại khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã được người dân tích cực tham gia và có bước phát triển mạnh mẽ. Việc trồng rừng đã giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng vạn lao động nông thôn, miền núi; góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Lãi suất huy động của các ngân hàng tăng trở lại

Lãi suất huy động của các ngân hàng tăng trở lại

08:30 , 23/04/2024

Kể từ đầu tháng 4/2024, một loạt ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn. Đặc biệt là lãi suất VND qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã tăng lên mức cao nhất trong vòng gần 1 năm trở lại đây.

Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản gặp khó do chỉ tiêu kháng sinh Doxycycline

Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản gặp khó do chỉ tiêu kháng sinh Doxycycline

08:28 , 23/04/2024

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), các doanh nghiệp đang xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản đang vấp phải khó khăn liên quan đến chỉ tiêu kháng sinh Doxycycline trong thủy sản.

Việt Nam là điểm sáng về thu hút vốn FDI

Việt Nam là điểm sáng về thu hút vốn FDI

08:25 , 23/04/2024

Thực tế cho thấy, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi gặt hái được kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng tăng trong bối cảnh hoạt động đầu tư quốc tế trầm lắng, cũng như sự cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng gay gắt.

Phát huy vai trò thanh niên vùng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội

Phát huy vai trò thanh niên vùng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội

20:45 , 22/04/2024

Thanh niên là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò xung kích trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa, thanh niên có trên 130.000 người, gồm các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú và chiếm khoảng 13% tổng số thanh niên toàn tỉnh. Với tinh thần năng động, sáng tạo và nhiệt huyết của tuổi trẻ, nhiều bạn trẻ đã dám nghĩ dám làm, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng và xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế để lập thân, lập nghiệp tại quê hương. Qua đó tạo được chuyển biến tích cực, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.

Tăng cường giám sát sản lượng thủy sản khai thác tại các cảng cá

Tăng cường giám sát sản lượng thủy sản khai thác tại các cảng cá

09:55 , 22/04/2024

Thanh Hóa là tỉnh có sản lượng khai thác thủy sản vào loại lớn so với các tỉnh Bắc Trung bộ. Trung bình hàng năm, sản lượng khai thác của tỉnh đạt trên 130 nghìn tấn. Tuy nhiên, tỷ lệ hải sản giám sát qua cảng đạt rất thấp. Do vậy, việc kiểm soát, truy suất nguồn gốc tại các cảng cá là một trong những nội dung được các cảng cá tăng cường các giải pháp thực hiện nhằm góp phần tháo gỡ thẻ vàng thủy sản của Ủy ban Châu Âu (EC).

Ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho vay lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản

Ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho vay lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản

09:53 , 22/04/2024

Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, ngành ngân hàng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Thanh Hoá đang tập trung ưu tiên nguồn vốn cho vay đối với các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản. Nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp hơn từ 1 - 2% so với các gói vay thông thường đã và đang góp phần quan trọng hỗ trợ các đơn vị doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh.

Thanh Hóa có 13 hợp tác xã tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thanh Hóa có 13 hợp tác xã tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ

09:44 , 22/04/2024

Nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, hiện nay, nhiều doanh nghiệp, Hợp tác xã, người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chuyển dần sang sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ.

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

08:13 , 22/04/2024

Những ngày qua, người dân trồng thanh long trên cả nước vui mừng khi giá thanh long nghịch vụ liên tục ở mức cao.

Doanh thu các doanh nghiệp chứng khoán tăng mạnh

Doanh thu các doanh nghiệp chứng khoán tăng mạnh

08:09 , 22/04/2024

Dòng tiền chảy mạnh vào thị trường từ đầu năm đến nay đã giúp nhiều công ty chứng khoán có doanh thu, lợi nhuận cao.