ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nâng cao sức cạnh tranh và sức chống chịu cho doanh nghiệp

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, ảnh hưởng dịch bệnh Covid 19 đã phơi bày lỗ hổng quản trị trong doanh nghiệp Việt.

06/06/2020 20:36

Năm nay, ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 đã hé hộ những lỗ hổng trong hoạt động quản trị và vận hành kinh tế, qua đó cho thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của phát triển bền vững. Chương trình và Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững có  ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, áp dụng Bộ chỉ số này sẽ giúp hoạt động quản trị của doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp, bài bản hơn. Đồng thời, góp phần cao sức cạnh tranh và sức chống chịu cho doanh nghiệp khi nền kinh tế có biến động ảnh hưởng. 

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, ảnh hưởng dịch bệnh Covid 19 đã phơi bày lỗ hổng quản trị trong doanh nghiệp Việt, đó là vấn đề về khả năng quản trị rủi ro, quản trị khủng hoảng và khả năng thích ứng... Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính khiến hàng nghìn doanh nghiệp bị phá sản, rời khỏi thị trường do khủng hoảng bởi dịch bệnh trong thời gian qua.

Nâng cao sức cạnh tranh và sức chống chịu cho doanh nghiệp.
Nâng cao sức cạnh tranh và sức chống chịu cho doanh nghiệp.

Bộ Chỉ số Doanh nghiệp bền vững (CSI) được sử dụng làm căn cứ đánh giá mức độ phát triển bền vững của các doanh nghiệp tham gia chương trình. Với Bộ chỉ số CSI doanh nghiệp có thể soi mình để tự kiểm tra “sức khỏe”, đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển bền vững và tiếp cận những cơ hội kinh doanh mới.

Từ đầu năm nay dịch bệnh covid 19 khiến nhiều ngành nghề, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề và phải đối mặt với không ít những thách thức. Trong đó ngành dệt may cũng chịu những tác tiêu cực, khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng, hoạt động sản xuất cầm chừng.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Đức – Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, bằng những sự nỗ lực của tập thể người lao động, sự nhạy bén trong định hướng chiến lược cụ thể, phù hợp với bối cảnh thực tế, doanh nghiệp đã đạt được những kết quả tích cực.

Cũng theo ông Đức, việc thực hiện chỉ số CSI là một cam kết phát triển bền vững và minh bạch trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Áp dụng các chỉ số này đem lại nhiều hiệu quả trong công tác quản trị, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

“Ban Tổng Giám đốc đã tích hợp các thông tin trong Bộ chỉ số CSI  gắn liền với hệ thống quản trị rủi ro của doanh nghiệp và đảm bảo khoanh vùng được những lỗ hổng trong quản trị và cụ thể là việc gắn trách nhiệm hiệu quả công việc với đánh giá định lượng để kiểm soát được quản lý rủi ro nhằm giảm  rủi ro. Thêm vào đó thì xác định được những ưu điểm của mình và nắm bắt được cơ hội để phát triển” - ông Đức nói.

Tăng trưởng kinh doanh hài hòa với mục tiêu bảo vệ môi trường, chia sẻ lợi ích với cộng đồng, người lao động không chỉ là đòi hỏi của xã hội với cộng đồng doanh nghiệp, mà đã trở thành nhu cầu tự thân của nhiều doanh nghiệp. Vì vậy, thời gian qua các doanh nghiệp cũng đã nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của phát triển bền vững. Từ đó, nhanh chóng có những hành động thiết thực điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

Theo ông Tạ Bảo Long – Giám đốc truyền thông Công ty Tetra Pak Việt Nam, hiện doanh nghiệp không chỉ tập trung vào tối ưu hoá lợi nhuận mà luôn cân bằng giữa lợi nhuận và vấn đề bảo vệ môi trường.

“Covid 19 làm cho tiêu dùng và kinh doanh giảm đi rất nhiều, ảnh hưởng tác động khá nhiều tới kinh doanh tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Nhưng đây cũng là một cơ hội để các doanh nghiệp phải đánh giá lại. Chúng ta thấy rằng là việc phát triển bền vững không phải một thứ để trưng bày, đây là một phần giúp cho doanh nghiệp có thể tăng được sức cạnh tranh” - ông Long nói.

Chủ tịch Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho biết, các vấn đề liên quan đến 17 mục tiêu phát triển bền vững và Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 "Vì sự phát triển bền vững" cũng đã được đơn giản hóa và lồng ghép vào Bộ Chỉ số doanh nghiệp bền vững 2020.

Đồng thời nhấn mạnh, Chương trình đánh giá, công bố doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam mong muốn có thể thay đổi tư duy và cách thức kinh doanh “vì lợi nhuận trước mắt” bằng tư duy “kinh doanh nhân văn, lợi ích kinh tế hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường trong dài hạn đối với cộng đồng doanh nghiệp”. Từ đó, giúp quản trị doanh nghiệp hiệu quả, phát triển bền vững, lâu dài trong hiện tại và tương lai.

“Khi tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, chúng ta chấp nhận chuẩn mực cao nhất về thương mại và đầu tư trong nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta tái khởi động trong thời kỳ hậu Covid 19 nghĩa là chúng ta tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu đang được định hình lại và một trong những yêu cầu rất quan trọng của các chuỗi cung ứng toàn cầu là cần phải hướng tới phát triển bền vững hơn, an toàn và có trách nhiệm. Từ đó, để chúng ta có thể tái khởi động thành công sau Covid 19” - ông Vũ Tiến Lộc nói.

Các chuyên gia cũng khuyến nghị, áp dụng bộ chỉ số Doanh nghiệp bền vững thì sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao lực cạnh tranh, tăng cường khả năng chống chọi và phục hồi trong mọi kịch bản. Việc các doanh nghiệp thường xuyên tham chiếu Bộ chỉ số này sẽ kịp thời phát hiện những điểm yếu, thiếu sót trong quá trình vận hành, sản xuất kinh doanh để cải thiện. Đồng thời nắm bắt những cơ hội tiềm năng để đầu tư và “đi tắt đón đầu” trong hoạt động của mình./.

Theo Nguyễn Hằng/VOV


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Phát huy vai trò thanh niên vùng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội

Phát huy vai trò thanh niên vùng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội

20:45 , 22/04/2024

Thanh niên là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò xung kích trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa, thanh niên có trên 130.000 người, gồm các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú và chiếm khoảng 13% tổng số thanh niên toàn tỉnh. Với tinh thần năng động, sáng tạo và nhiệt huyết của tuổi trẻ, nhiều bạn trẻ đã dám nghĩ dám làm, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng và xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế để lập thân, lập nghiệp tại quê hương. Qua đó tạo được chuyển biến tích cực, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.

Tăng cường giám sát sản lượng thủy sản khai thác tại các cảng cá

Tăng cường giám sát sản lượng thủy sản khai thác tại các cảng cá

09:55 , 22/04/2024

Thanh Hóa là tỉnh có sản lượng khai thác thủy sản vào loại lớn so với các tỉnh Bắc Trung bộ. Trung bình hàng năm, sản lượng khai thác của tỉnh đạt trên 130 nghìn tấn. Tuy nhiên, tỷ lệ hải sản giám sát qua cảng đạt rất thấp. Do vậy, việc kiểm soát, truy suất nguồn gốc tại các cảng cá là một trong những nội dung được các cảng cá tăng cường các giải pháp thực hiện nhằm góp phần tháo gỡ thẻ vàng thủy sản của Ủy ban Châu Âu (EC).

Ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho vay lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản

Ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho vay lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản

09:53 , 22/04/2024

Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, ngành ngân hàng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Thanh Hoá đang tập trung ưu tiên nguồn vốn cho vay đối với các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản. Nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp hơn từ 1 - 2% so với các gói vay thông thường đã và đang góp phần quan trọng hỗ trợ các đơn vị doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh.

Thanh Hóa có 13 hợp tác xã tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thanh Hóa có 13 hợp tác xã tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ

09:44 , 22/04/2024

Nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, hiện nay, nhiều doanh nghiệp, Hợp tác xã, người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chuyển dần sang sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ.

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

08:13 , 22/04/2024

Những ngày qua, người dân trồng thanh long trên cả nước vui mừng khi giá thanh long nghịch vụ liên tục ở mức cao.

Doanh thu các doanh nghiệp chứng khoán tăng mạnh

Doanh thu các doanh nghiệp chứng khoán tăng mạnh

08:09 , 22/04/2024

Dòng tiền chảy mạnh vào thị trường từ đầu năm đến nay đã giúp nhiều công ty chứng khoán có doanh thu, lợi nhuận cao.

Lãi suất liên ngân hàng tăng gần chạm trần

Lãi suất liên ngân hàng tăng gần chạm trần

08:05 , 22/04/2024

Lãi suất qua đêm trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng lại tăng mạnh, lên gần chạm trần 5% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và cũng là mức cao nhất trong vòng gần 1 năm trở lại đây.

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp của thanh niên vùng dân tộc thiểu số

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp của thanh niên vùng dân tộc thiểu số

22:14 , 21/04/2024

Những năm qua, ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, phong trào phát triển sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, phong trào khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Bằng sức trẻ, ý chí nghị lực, nhiều đoàn viên, thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa đã và đang lựa chọn con đường khởi nghiệp từ tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Họ dám nghĩ, dám làm, dám theo đuổi đam mê, vượt qua khó khăn trở ngại và hiện nay nhiều thanh niên đã bắt đầu "hái quả ngọt" trên vùng đất khó.

Tỷ lệ hải sản khai thác giám sát qua cảng cá ở Thanh Hoá đạt thấp

Tỷ lệ hải sản khai thác giám sát qua cảng cá ở Thanh Hoá đạt thấp

18:10 , 21/04/2024

Theo thống kê trung bình hàng năm, sản lượng khai thác của tỉnh Thanh Hoá đạt trên 130 nghìn tấn. Tuy nhiên, tỷ lệ hải sản giám sát qua cảng đạt rất thấp.

32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ

32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ

09:31 , 21/04/2024

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 3/2024, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng trên tổng số trên 657.000 tỷ đồng vốn kế hoạch năm 2024 vẫn chưa được phân bổ chi tiết.