ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Các nước Đông Nam Á ganh đua "hút" nhà sản xuất nước ngoài rời Trung Quốc

Khi Tổng thống Indonesia, Joko Widodo tiết lộ vị trí cho một khu công nghiệp mới ở Batang, trên đảo Java, thông điệp của ông với thế giới đã rõ ràng: "Đất nước này mở cửa cho kinh doanh".

06/07/2020 08:05

“Chúng tôi muốn các công ty từ Trung Quốc, tất nhiên, và cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ và bất cứ nơi nào khác trên thế giới chuyển đến đây” - Tổng thống Indonesia cho biết hồi giữa tuần trước, trong khi tham quan khu công nghiệp mới.

 

Các nước Đông Nam Á ganh đua “hút” nhà sản xuất nước ngoài rời Trung Quốc - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Indonesia đang cố gắng thu hút các công ty nước ngoài thông qua giảm thuế và giảm tiền thuê đất đai

Sự thúc đẩy này là một phần của một phong trào lớn trên khắp Đông Nam Á, nơi các nước tăng cường nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài, nhắm vào các công ty đang xem xét lại chuỗi cung ứng của họ sau khi Coronavirus gây ra sự gián đoạn lớn tại Trung Quốc.

Khu vực Đông Nam Á đã đưa ra các ưu đãi cho các công ty mới để chuyển các nhà máy ra khỏi Trung Quốc từ khi xảy ra cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Tuy nhiên, với việc Liên Hợp Quốc dự kiến ​​giảm tới 45% đầu tư nước ngoài vào các nền kinh tế châu Á mới nổi trong năm nay, phần lớn nguyên nhân là do đại dịch, các quốc gia đang phải đối mặt với một cuộc chiến ngày càng khốc liệt vì những “miếng bánh” đầu tư.

“Nếu các quốc gia khác đang yêu cầu 1 triệu cho tiền thuê đất, thì chúng tôi chỉ cần 500.000” - ông Widodo nói.

Indonesia có kế hoạch thành lập 19 khu công nghiệp vào năm 2024. Họ cũng đang cắt giảm thuế suất thuế doanh nghiệp xuống 22% từ 25% trong năm nay, sau đó xuống 20% ​​vào năm 2022, sớm hơn một năm so với kế hoạch trước đó.

Tổng thống Indonesia kêu gọi các công ty chăm sóc sức khỏe của Mỹ thiết lập cửa hàng ở Indonesia trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ, Donald Trump vào tháng 4. Indonesia cũng đưa ra các ưu đãi thuế cho các nhà sản xuất thiết bị y tế vào ngày 10/6.

Các quốc gia khác trong khu vực cũng đang tăng cường nỗ lực thu hút đầu tư.

Ủy ban Đầu tư của Thái Lan đã phê duyệt các ưu đãi cho ngành nông nghiệp vào ngày 17/6, nhằm vào các công ty nước ngoài chuyển dịch từ Trung Quốc.

Thái Lan sẽ xem xét gia hạn giảm thuế cho các công ty đầu tư vào thiết bị y tế và sản xuất thuốc, như một phần trong nỗ lực trở thành trung tâm cho các lĩnh vực liên quan đến chăm sóc sức khỏe.

Tại Malaysia, như một phần của gói kinh tế được công bố vào ngày 5/6 - nước này đã đề nghị miễn thuế 15 năm cho các nhà sản xuất mới đầu tư trên 500 triệu ringgit (117 triệu USD).

Myanmar sẽ ưu tiên sàng lọc các khoản đầu tư theo kế hoạch của các công ty quốc tế mạnh về tài chính, trong khi Việt Nam đặt mục tiêu thu hút thêm các công ty châu Âu theo thỏa thuận hợp tác kinh tế với Liên minh châu Âu có hiệu lực vào ngày 1/8.

Phần lớn các quốc gia đều tập trung vào ngành chăm sóc sức khỏe, sau khi dịch coronavirus làm nổi bật sự phụ thuộc của thế giới vào Trung Quốc đối với khẩu trang và các thiết bị bảo vệ y tế khác.

Những nỗ lực này đến khi các công ty có trụ sở tại Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản xem xét dịch chuyển chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc. Theo ngân sách bổ sung được thông qua vào tháng 4, Nhật Bản đã phê duyệt 23,5 tỷ yên (219 triệu USD) trợ cấp cho các công ty trải rộng sản xuất sang Đông Nam Á và các nơi khác.

Với việc Trung Quốc sử dụng tổ chức kinh tế làm công cụ ngoại giao, một số chuyên gia cũng cho rằng Nhật Bản và Mỹ nên hợp tác hơn nữa với các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên để tạo ra chuỗi cung ứng mới vì lý do an ninh quốc gia.

Thùy Dung/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Phát huy vai trò thanh niên vùng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội

Phát huy vai trò thanh niên vùng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội

20:45 , 22/04/2024

Thanh niên là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò xung kích trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa, thanh niên có trên 130.000 người, gồm các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú và chiếm khoảng 13% tổng số thanh niên toàn tỉnh. Với tinh thần năng động, sáng tạo và nhiệt huyết của tuổi trẻ, nhiều bạn trẻ đã dám nghĩ dám làm, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng và xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế để lập thân, lập nghiệp tại quê hương. Qua đó tạo được chuyển biến tích cực, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.

Tăng cường giám sát sản lượng thủy sản khai thác tại các cảng cá

Tăng cường giám sát sản lượng thủy sản khai thác tại các cảng cá

09:55 , 22/04/2024

Thanh Hóa là tỉnh có sản lượng khai thác thủy sản vào loại lớn so với các tỉnh Bắc Trung bộ. Trung bình hàng năm, sản lượng khai thác của tỉnh đạt trên 130 nghìn tấn. Tuy nhiên, tỷ lệ hải sản giám sát qua cảng đạt rất thấp. Do vậy, việc kiểm soát, truy suất nguồn gốc tại các cảng cá là một trong những nội dung được các cảng cá tăng cường các giải pháp thực hiện nhằm góp phần tháo gỡ thẻ vàng thủy sản của Ủy ban Châu Âu (EC).

Ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho vay lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản

Ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho vay lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản

09:53 , 22/04/2024

Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, ngành ngân hàng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Thanh Hoá đang tập trung ưu tiên nguồn vốn cho vay đối với các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản. Nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp hơn từ 1 - 2% so với các gói vay thông thường đã và đang góp phần quan trọng hỗ trợ các đơn vị doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh.

Thanh Hóa có 13 hợp tác xã tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thanh Hóa có 13 hợp tác xã tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ

09:44 , 22/04/2024

Nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, hiện nay, nhiều doanh nghiệp, Hợp tác xã, người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chuyển dần sang sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ.

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

08:13 , 22/04/2024

Những ngày qua, người dân trồng thanh long trên cả nước vui mừng khi giá thanh long nghịch vụ liên tục ở mức cao.

Doanh thu các doanh nghiệp chứng khoán tăng mạnh

Doanh thu các doanh nghiệp chứng khoán tăng mạnh

08:09 , 22/04/2024

Dòng tiền chảy mạnh vào thị trường từ đầu năm đến nay đã giúp nhiều công ty chứng khoán có doanh thu, lợi nhuận cao.

Lãi suất liên ngân hàng tăng gần chạm trần

Lãi suất liên ngân hàng tăng gần chạm trần

08:05 , 22/04/2024

Lãi suất qua đêm trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng lại tăng mạnh, lên gần chạm trần 5% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và cũng là mức cao nhất trong vòng gần 1 năm trở lại đây.

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp của thanh niên vùng dân tộc thiểu số

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp của thanh niên vùng dân tộc thiểu số

22:14 , 21/04/2024

Những năm qua, ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, phong trào phát triển sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, phong trào khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Bằng sức trẻ, ý chí nghị lực, nhiều đoàn viên, thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa đã và đang lựa chọn con đường khởi nghiệp từ tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Họ dám nghĩ, dám làm, dám theo đuổi đam mê, vượt qua khó khăn trở ngại và hiện nay nhiều thanh niên đã bắt đầu "hái quả ngọt" trên vùng đất khó.

Tỷ lệ hải sản khai thác giám sát qua cảng cá ở Thanh Hoá đạt thấp

Tỷ lệ hải sản khai thác giám sát qua cảng cá ở Thanh Hoá đạt thấp

18:10 , 21/04/2024

Theo thống kê trung bình hàng năm, sản lượng khai thác của tỉnh Thanh Hoá đạt trên 130 nghìn tấn. Tuy nhiên, tỷ lệ hải sản giám sát qua cảng đạt rất thấp.

32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ

32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ

09:31 , 21/04/2024

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 3/2024, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng trên tổng số trên 657.000 tỷ đồng vốn kế hoạch năm 2024 vẫn chưa được phân bổ chi tiết.