Mô hình trồng nấm Linh chi ở xã Quảng Lộc, huyện Quảng Xương
(TTV)- Với mục tiêu đa dạng hóa ngành nghề nông thôn, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thời gian qua trên địa bàn huyện Quảng Xương đã có nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, trong đó có mô hình trồng nấm Linh Chi của anh Đào Văn Hoàng, thôn Lê Hương, xã Quảng Lộc.
Nấm Linh chi là loại thảo dược đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Nhận thấy nhu cầu ngày càng cao về loại dược liệu này, Anh Đào Văn Hoàng, ở Thôn Lê Hương, xã Quảng Lộc đã đầu tư cơ sở trồng nấm Linh chi, bước đầu đạt hiệu quả, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
![]() |
Trong những năm gần đây, để sản xuất được những sản phẩm có chất lượng tốt, năng suất cao, người nông dân cần hướng đến mô hình nông nghiệp công nghệ cao, các loại đặc sản, cao sản….Bằng kinh nghiệm có được trước đây, anh Hoàng đã học hỏi tìm hiểu để có thêm kiến thức trồng nấm và quyết định đầu tư trồng nấm Linh chi với diện tích trên 15.000m2 với nhiều hạng mục như: mua sắm máy móc, bảo đảm sản xuất đồng bộ, khép kín với dây chuyền máy hấp, sấy tiệt trùng, máy thái lát, hút chân không; hoàn thiện các phòng cấy, ươm sợi và nhà xưởng đáp ứng các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.
![]() |
Loại sản phẩm này khá dễ trồng, nguyên liệu sản xuất dồi dào, chủ yếu là cây cao su, cây keo, được cắt thành từng đoạn dài 20 cm, bọc ni lông, đem xử lý nấm mốc, tránh mối mọt bằng cách hấp, sấy, tiệt trùng và được cấy mô, nuôi dưỡng trong phòng lạnh, sau đó cho ra môi trường tự nhiên. Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, mỗi lứa nấm trồng cho thu hoạch sau 3 - 6 tháng và mỗi bịch giá thể cho thu hoạch 2-3 lần vào thời điểm từ tháng 7 âm lịch đến tháng 4 âm lịch cho 2 vụ. Giá thể nấm sau khi thu hoạch được tận dụng làm chất đốt hoặc ủ làm phân bón cho cây trồng. Điểm khác biệt của kỹ thuật này là nguồn dinh dưỡng cho nấm hoàn toàn từ tự nhiên, không bổ sung bất kỳ phụ gia nào, nên sản phẩm nấm Linh chi được đánh giá có chất lượng cao, dược tính tương đương nấm mọc trong tự nhiên. Mỗi năm, gia đình anh Hoàng nuôi cấy được trên 180.000 bịch nấm, sản lượng đạt trên 5.000 kg nấm Linh chi khô/ năm, với giá bán từ 600 – 800 nghìn đồng/1kg khô, trừ chi phí mỗi năm cho thu nhập trên 3 tỷ đồng , tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 10 lao động, mức thu nhập từ 4.5 – 6 triệu đồng/người/tháng.
![]() |
Dù sản xuất chưa lâu, nhưng mô hình trồng nấm Linh chi của Anh Đào Văn Hoàng đã cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra một hướng đi mới về lĩnh vực trồng dược liệu, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nâm Linh chi đảm bảo vệ sinh ATTP để xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP, không cần nhiều diện tích sản xuất, nhưng tạo được nhiều việc làm, góp phần chuyển đổi cơ cấu phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện.
![]() |
Theo Minh Thúy- Xuân Quang- Quang Hòa/THNM 16/11/2021
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.

Hơn 30% doanh nghiệp xuất khẩu dự báo tăng đơn hàng trong quý 3/2025
Bất chấp chính sách thuế đối ứng của Mỹ sẽ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kết quả khảo sát của Cục Thống kê cho thấy vẫn có 30,8% doanh nghiệp dự kiến tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong quý 3/2025; 51% doanh nghiệp dự báo đơn hàng ổn định.

Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi
Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đang trở thành hướng đi tất yếu của nông nghiệp hiện đại. Tại Thanh Hóa, nhiều chủ trang trại, gia trại đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới tư duy sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mà còn gia tăng giá trị, mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử
Sáng 18/7, Sở Công thương đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho cán bộ nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sức bật mạnh mẽ
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 6/2025 ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ với giá trị phát hành lên tới trên 105 nghìn tỷ đồng, tăng 52,4% so với tháng trước, toàn bộ đều là phát hành riêng lẻ và không có trường hợp phát hành ra công chúng.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.

Miễn thuế đất nông nghiệp tiếp sức cho nông dân và doanh nghiệp
Mới đây Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc kéo dài thời gian miễn thuế đất nông nghiệp. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp sẽ được miễn thuế đất tới hết 2030.

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững
Sáng ngày 17/7, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Cà phê Doanh nhân số 19 với chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững”. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp hội viên cùng các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ
Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 ổn định ở kỳ hạn ngắn, một số ngân hàng tăng nhẹ ở kỳ hạn dài với ưu đãi hấp dẫn cho tiền gửi lớn.

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nâng cấp hạ tầng, nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn theo quy trình khép kín, hiện đại; đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản đem lại giá trị thu nhập cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.