Nguyễn Hà Đông chưa nghỉ hưu, vẫn sẽ tiếp tục làm game di động
Đó là chia sẻ của cha đẻ Flappy Bird khi quay trở lại mái nhà xưa - Viện Công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Sau một thời gian dài ẩn mình trước giới truyền thông, mới đây, Nguyễn Hà Đông đã xuất hiện trở lại trong một buổi talk show được tổ chức tại ngôi trường cũ của anh, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Sự xuất hiện của Nguyễn Hà Đông thu hút nhiều sự chú ý hơn khi chỉ cách đây ít ngày, tựa game Flappy Bird mà chàng lập trình viên này phát triển đã lọt top 25 ứng dụng có sức ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại theo đánh giá của CNET.
![]() |
Lần xuất hiện hiếm hoi của Nguyễn Hà Đông (người ngoài cùng bên phải) trước công chúng. Ảnh: Trọng Đạt |
Vẫn giữ phong thái “bí ẩn” như trước đây, Nguyễn Hà Đông xuất hiện một cách khá lặng lẽ và kiệm lời. Suốt cả buổi nói chuyện, anh chỉ lên tiếng mỗi khi được vị chủ tọa của buổi talk show đặt câu hỏi.
Trong suốt quá trình đó, ngôn ngữ cơ thể của Đông được thể hiện ra ngoài một cách rất hạn chế. Dù ngồi trong một hội trường lớn với rất đông khán giả là các bạn sinh viên, có cảm giác Nguyễn Hà Đông vẫn sống trong một thế giới nội tâm của riêng mình, một cách vô cùng trầm lặng.
Tuy vậy, những chia sẻ dù ngắn ngủi của Nguyễn Hà Đông vẫn khiến cho tất cả những người có mặt tại hội trường cảm thấy sự đặc biệt và thu hút riêng có của chàng trai này.
![]() |
Nguyễn Hà Đông vẫn giữ sự trầm lặng vốn có như một bức màn bí ẩn khi người ta nói về anh. Ảnh: Trọng Đạt |
Ra đời từ năm 2013, thế nhưng phải đến 1 năm sau Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông mới được phần đông người dùng biết đến. Tuy vậy, tựa game này đã nhanh chóng trở thành một cơn sốt nhờ độ khó đến mức phi lý.
Game play đơn giản, không đầu tư quá nhiều vào đồ họa, điều tạo nên sự khác biệt cho Flappy Bird. Có vẻ như sức hút của Flappy Bird đến từ cách nhà phát triển đánh vào tâm lý người dùng qua độ khó của trò chơi này.
Vậy nên cho đến giờ phút này, tức là 5 năm sau sự thành công của Flappy Bird, nhiều người vẫn không thể giải thích nổi tại sao Nguyễn Hà Đông lại có thể tạo nên một hiện tượng mạng chỉ với những “nguyên liệu” đầu vào đơn giản như vậy.
Chia sẻ về bí quyết tạo ra một hiện tượng có sức ảnh hưởng toàn cầu như Flappy Bird, Nguyễn Hà Đông cho rằng mình đã phải đánh đổi một số thứ để có thể đạt được thành công đó. “Cái mà tôi đánh đổi chính là sự trưởng thành”, Đông nói.
Ở Mỹ, con số 1 triệu USD được xem như cột mốc tài chính an toàn để một người có thể nghỉ hưu. Với sự trầm lặng suốt 5 năm qua, nhiều ý kiến cho rằng Nguyễn Hà Đông cảm thấy như vậy là đã đủ.
Thế nhưng, trước câu hỏi của Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông - Tạ Hải Tùng về việc phải chăng Nguyễn Hà Đông đã nghỉ hưu, cha đẻ Flappy Bird đã ngay lập tức phủ nhận.
“Ngày xưa hồi còn là sinh viên, em tính mình phải có khoảng 1,1 triệu USD để nghỉ hưu. Sau này, thực tế thì em đã có nhiều lần con số ấy nhưng em vẫn chưa thể nghỉ hưu được.”, Nguyễn Hà Đông chia sẻ.
![]() |
Nụ cười hiếm hoi của "cha đẻ" Flappy Bird. Ảnh: Trọng Đạt |
Nói thêm về các dự định của mình cho tương lai, Đông cho biết anh đang có một công ty về game cùng với một người cộng sự. Đó là một tựa game rất đơn giản, nhưng về công nghệ là chưa từng có bao giờ, Đông nói.
Trước những thắc mắc về việc có phải Đông đang đầu tư vào một số dự án startup, cha đẻ Flappy nói rằng đó không phải là một khoản đầu tư.
“Anh không đầu tư. Anh thấy 1 số bạn cần tiền và anh cho họ. Để nhận được số tiền đó, các bạn phải show ra được dự án mình làm đến mức nào, cần bao nhiêu tiền và tiêu vào việc gì? Nếu thấy hợp lý thì mình sẽ cho.”, Đông cho biết.
Khi được đề nghị chia sẻ một lời khuyên nào đó với các bạn sinh viên Bách Khoa - thế hệ đàn em của chính mình, Nguyễn Hà Đông nói rằng: “Đừng đánh đổi sự trưởng thành bằng những thành công ngắn hạn”. Đó là một câu nói đơn giản, không hoa mỹ nhưng thực sự chân thành, hệt như con người của Nguyễn Hà Đông.
Trọng Đạt/Vietnamnet
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ngành công nghệ thông tin Việt Nam đang thiếu hụt 200.000 nhân lực so với nhu cầu
Theo Báo cáo Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam, đến năm 2025, ngành công nghệ thông tin sẽ cần khoảng 700.000 nhân lực mới. Tuy nhiên, nguồn cung hiện tại từ các cơ sở đào tạo trong nước chỉ đáp ứng khoảng 500.000 người. Điều này có nghĩa Việt Nam đang thiếu khoảng 200.000 lao động có trình độ và tay nghề.

Viettel là nhà mạng có chất lượng tốt nhất tháng 4/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ nền tảng i-Speed của Trung tâm Internet Việt Nam (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), tốc độ tải xuống trung bình của mạng băng rộng di động trên cả nước trong tháng 4/2025 đạt 77,19 Mbps, trong khi tốc độ tải lên trung bình là 27,37 Mbps. Đáng chú ý, chất lượng mạng di động trong tháng qua ghi nhận mức cải thiện mạnh mẽ nhất kể từ tháng 2/2024.

31 đội tranh tài tại chung kết Sáng kiến Khoa học 2025
Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025 do VnExpress tổ chức đã bước vào vòng chung kết sau hơn 3 tháng triển khai. Trong số 199 hồ sơ vòng sơ loại, có 31 bài thi được chọn vào vòng chung kết dựa trên đánh giá của hội đồng giám khảo và bình chọn của độc giả.

Tập đoàn công nghệ Việt Nam mua công ty tư vấn công nghệ của Đức
Tập đoàn FPT vừa hoàn tất thương vụ mua công ty tư vấn công nghệ thông tin uy tín trong ngành năng lượng của Đức.

Hiệu ứng tích cực từ phong trào bình dân học vụ số
Thời gian qua, phong trào “Bình dân học vụ số” đã được một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thanh Hóa triển khai tích cực. Mục tiêu là hỗ trợ người dân các kỹ năng số để vận dụng trong đời sống.

Việt Nam có hơn 10.000 trạm 5G
Tính đến hết quý I/2025, các nhà mạng Việt Nam đã lắp đặt 10.600 trạm BTS 5G và dự kiến tăng 5 lần trong năm nay.

Cả nước còn hơn 700 thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động
Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế, Bộ đã thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, xác định các thôn chưa có sóng băng rộng di động.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản
Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số
Theo số liệu được tổ chức Báo cáo thị trường IT Việt Nam công bố, năm 2025, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến cần khoảng 700.000 nhân sự mới. Tuy nhiên, con số thực tế hiện có tại các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 500.000 người. Sự chênh lệch này cho thấy ngành công nghệ thông tin đang thiếu hụt một lượng lớn lao động được đào tạo chính quy và có tay nghề cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.