400.000 năm trước người cổ đại đã biết ăn tủy xương động vật

16:22 - 13/10/2019

Các chuyên gia khảo cổ học vừa phát hiện bằng chứng về việc con người đã bắt đầu biết ăn tủy xương động vật từ gần 400.000 năm trước.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tel Aviv và các học giả khác từ Tây Ban Nha đã khám phá ra thông tin này tại hang Qesem, gần Tel Aviv. Các bằng chứng cho thấy những người cổ đại sớm đã biết tích trữ xương trong khoảng chín tuần trước khi ăn chúng.

 

400.000 năm trước người cổ đại đã biết ăn tủy xương động vật - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Đó là nguồn dinh dưỡng quan trọng và đã có từ lâu trong chế độ ăn uống thời tiền sử, giáo sư Ran Barkai cho biết.

Ruth Blasco, tác giả chính của nghiên cứu, cho rằng thực tế thói quen ăn uống này có thể liên quan đến tình trạng kinh tế và xã hội của con người thời kỳ đầu.

Trong khi đó, các chuyên gia trước đây tin rằng những người sống trong thời đại Cổ sinh là những người sống chủ yếu nhờ săn bắn hái lượm.

Do đó phát hiện mới đã khiến các nhà nghiên cứu thay đổi cách nhìn về cuộc sống của người cổ đại. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng xương được sử dụng như một loại "lon" tự nhiên, có khả năng bảo quản tủy trong một thời gian dài. Chúng sẽ được bao phủ bằng da trong một vài tuần, điều này cho phép con người có thể phá vỡ xương khi cần thiết và ăn tủy xương vẫn bổ dưỡng.

Con người thời tiền sử đã mang đến hang động một số bộ phận cơ thể của xác động vật bị săn bắn. Con mồi phổ biến nhất là hươu hoang, tay chân và hộp sọ được đưa vào hang trong khi phần còn lại của xác chết bị lột thịt và mỡ tại hiện trường săn bắn và bỏ lại đó, một trong những đồng tác giả của nghiên cứu, Jordi Rosell, giải thích.

Rosell nói thêm: “Chúng tôi thấy các bằng chứng về xương chân hươu có các vết cắt độc đáo. Đó không phải là đặc điểm của các dấu vết còn sót lại từ việc lột da tươi để làm gãy xương và rút tủy”.

Minh Long/Dân Trí

Theo Fox News