Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý nguồn nước ngầm

09:25 - 04/12/2019

Gần 300 hộ gia đình tại tỉnh Long An đã được công ty La Vie hỗ trợ tiếp cận nguồn nước sạch từ hệ thống cấp nước của thành phố.

Tại Long An, một số kênh rạch đã được làm sạch và khai thông để đem lại nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp. Riêng trong năm 2019, gần 300 hộ gia đình tại tỉnh Long An đã được hỗ trợ tiếp cận nguồn nước sạch từ hệ thống cấp nước của thành phố.

Đó là những kết quả tích cực cho những nỗ lực đến từ công ty La Vie trong việc đồng hành cùng chính quyền và cộng đồng tỉnh Long An thực hiện chương trình quản lý nguồn nước bền vững theo tiêu chuẩn toàn cầu của Tổ chức quốc tế Alliance for Water Stewardship (AWS).

Chung tay quản lý nguồn nước: Hành động cần thiết

Các nước trên thế giới đang đối mặt với các vấn đề về nước, như tình trạng khô hạn, ô nhiễm, bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn nước – theo ông Marc Alary, phụ trách Phát triển Bền vững về Môi trường và Nước tại Nestlé Waters châu Á, tại buổi chia sẻ “Chung tay quản lý nguồn nước bền vững tại vùng Tây Nam Bộ” gần đây. Trong khi đó, nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt, nông nghiệp và sản xuất công nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong tương lai.

Các diễn giả nhấn mạnh: Cần chung tay quản lý nguồn nước.
Các diễn giả nhấn mạnh: Cần chung tay quản lý nguồn nước.

So với nhiều nước, Việt Nam là một trong số những quốc gia có mức độ rủi ro về thiếu nước khá thấp. Theo ông Anus Sylvain, chuyên gia đến từ Tập đoàn nghiên cứu địa chất Antea (Pháp), kết quả từ các nghiên cứu của Antea thực hiện từ cuối năm 2016 dự đoán: nước ngầm trong lưu vực sông Vàm Cỏ đang trong tình trạng cân bằng tích cực.

Cụ thể, tại khu vực tỉnh Long An, lượng nước được bổ cập hàng năm gấp 4 lần lượng nước khai thác. Tuy nhiên, khoảng 95% lượng nước khai thác được chia sẻ bởi nhiều bên khác nhau, như các khu công nghiệp, nhà máy cấp nước, các hộ gia đình, trường học,…

Vì thế, việc thực hiện sáng kiến bảo vệ nguồn nước chung, với sự quản lý và phối hợp giữa chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương là rất cần thiết.

AWS – Tiêu chuẩn quốc tế về chung tay quản lý nguồn nước bền vững

Để quản lý nguồn nước bền vững, Nestlé Waters đã và đang áp dụng chương trình AWS cho toàn bộ nhà máy của tập đoàn trên thế giới, trong đó có nhà máy La Vie tại Long An.

Trong năm 2019, nhà máy công ty La Vie tại Long An đã trở thành nhà máy đầu tiên tại Việt Nam được tổ chức AWS cấp chứng nhận quốc tế về quản lý nguồn nước bền vững. Để đạt chứng chỉ AWS, các nhà máy cần đảm bảo đáp ứng đủ 30 tiêu chí và 98 chỉ tiêu. Quy trình đánh giá được thực hiện nghiêm ngặt bởi một tổ chức độc lập.

Để thực hiện các mục tiêu chung tay quản lý nguồn nước bền vững, cần sự chung tay phối hợp thực hiện từ nhiều bên.
Để thực hiện các mục tiêu chung tay quản lý nguồn nước bền vững, cần sự chung tay phối hợp thực hiện từ nhiều bên.

Tiêu chuẩn AWS - Chung tay quản lý nguồn nước được định nghĩa là việc sử dụng nước công bằng xã hội, bền vững về môi trường và mang lại lợi ích kinh tế, đạt được thông qua một quá trình bao gồm sự tham gia của các bên liên quan trong phạm vi khu vực ảnh hưởng và toàn lưu vực xung quanh. Bốn vấn đề chính được AWS giải quyết là khan hiếm nguồn nước, hạn chế ô nhiễm, công bằng xã hội khi sử dụng nước và bảo vệ hệ sinh thái.

Để thực hiện các mục tiêu của AWS, cần có sự tham gia của nhiều đơn vị, bao gồm chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và các thành phần khác. Các nhà máy nước áp dụng tiêu chuẩn AWS cần hiểu và xác định các vấn đề thách thức, cơ hội và rủi ro; đưa ra các kế hoạch hành động cụ thể nhằm giải quyết hoặc giảm thiểu các rủi ro đối với lưu vực nước của nhà máy, cũng như tìm kiếm cơ hội phát triển nguồn nước bền vững.

Dọn dẹp rác tại các khu vực xung quanh nguồn nước tại tỉnh Long An.
Dọn dẹp rác tại các khu vực xung quanh nguồn nước tại tỉnh Long An.

Từ lúc bắt đầu thực hiện AWS vào năm 2017 đến nay, La Vie đã phối hợp với các trường cao đẳng, đại học tại Long An để tuyên truyền và sinh hoạt chuyên đề về tiết kiệm nước cho tổng cộng gần 1.500 sinh viên và nhân viên các trường học; Xây dựng 2 trạm cấp nước miễn phí phục vụ cộng đồng địa phương; Hỗ trợ 273 hộ dân kết nối với hệ thống cấp nước sạch thành phố trong năm 2019.

Công ty đã đóng góp cải tạo kênh Thủ Tửu (phường Tân Khánh) và kênh Chiến Lược (phường Khánh Hậu) trong tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng, đem lại nguồn nước cho nông nghiệp, hỗ trợ cải thiện môi trường sống của người dân, giảm thiểu ô nhiễm và nguồn bệnh; Phối hợp với các đơn vị cung cấp khác thực hành tiết kiệm nguồn nước trong sử dụng.

Theo PV/VOV