Báo động tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em

08:27 - 04/08/2022

Thông thường độ tuổi dậy thì phổ biến hiện nay ở bé gái là 10 - 11 tuổi, còn ở bé trai là 12-14 tuổi, thế nhưng thời gian gần đây, khoa Nội dị ứng cơ - xương - khớp bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ dậy thì sớm, thậm chí có trường hợp dậy thì từ khi mới lên 5 tuổi. Điều đáng nói là tình trạng này đang có chiều hướng gia tăng.

Dù chỉ mới vừa tròn 5 tuổi, thế nhưng bé gái này đã có thân hình lớn hơn hẳn so với bạn bè cùng trang lứa, tuyến vú phát triển nhanh, chiều cao cũng tăng đáng kể chỉ trong vài tháng. Sau khi tiến hành xét nghiệm, các bác sĩ tại Khoa nội dị ứng cơ- xương- khớp, Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa kết luận, bé bị dậy thì sớm.

Báo động tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em - Ảnh 2.

Chị của cháu cũng bị dậy thì sớm nên khi cháu có dấu hiệu phát triển ngực gia đình đã cho cháu đi kiểm tra để phát sĩ có hướng điều trị, chứ không do ảnh hưởng của việc dậy thì sớm chị cháu bị phát hiện có khối u buồng trứng khi mới có 14 tuổi
Bà Lê Thị Khánh - Xã Hợp Thành, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Nếu như năm 2017, Khoa nội dị ứng cơ - xương - khớp Bệnh viện nhi Thanh Hóa điều trị cho khoảng 30 trường hợp trẻ được chẩn đoán bị dậy thì sớm, thì đến nay, trung bình mỗi tháng Khoa tiếp nhận từ 150-200 trẻ đến khám và điều trị bệnh lí này. Các chuyên gia Y tế cho biết, có hai nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm. Thứ nhất là nguyên nhân thực thể, tức là trong cơ thể trẻ có một bệnh lý hay tổn thương nào đó làm nội tiết tố sinh dục tăng lên, dẫn đến dậy thì. Khi khám cho những trẻ này, thường sẽ phát hiện một khối u trong não, vùng dưới đồi hoặc trong tuyến yên làm tăng tiết hooc môn sinh dục. Trường hợp thứ hai là nguyên nhân vô căn, có thể do lối sống, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng làm rối loạn nội tiết của trẻ.... Nguyên nhân này chiếm khoảng 80% các trường hợp dậy thì sớm.Nếu như năm 2017, Khoa nội dị ứng cơ - xương - khớp Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa điều trị cho khoảng 30 trường hợp trẻ được chẩn đoán bị dậy thì sớm, thì đến nay, trung bình mỗi tháng Khoa tiếp nhận từ 150-200 trẻ đến khám và điều trị bệnh lí này. Các chuyên gia Y tế cho biết, có hai nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm. Thứ nhất là nguyên nhân thực thể, tức là trong cơ thể trẻ có một bệnh lý hay tổn thương nào đó làm nội tiết tố sinh dục tăng lên, dẫn đến dậy thì. Khi khám cho những trẻ này, thường sẽ phát hiện một khối u trong não, vùng dưới đồi hoặc trong tuyến yên làm tăng tiết hooc môn sinh dục. Trường hợp thứ hai là nguyên nhân vô căn, có thể do lối sống, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng làm rối loạn nội tiết của trẻ.... Nguyên nhân này chiếm khoảng 80% các trường hợp dậy thì sớm.

Theo Bác sĩ CKII Nguyễn Duy Thái - Trưởng Khoa nội dị ứng cơ - xương - khớp, Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa, trẻ dậy thì sớm thường dễ bị ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm, sinh lý và chiều cao của trẻ. Do các em còn nhỏ, chưa hiểu biết và nhận thức đầy đủ về cơ thể, sự phát triển của cơ thể và giới tính; việc chăm sóc sức khỏe giới tính còn chưa thuần thục, đặc biệt là những trẻ ở độ tuổi 5 - 6. Đồng thời, sự thay đổi cơ thể nhanh, khác biệt lớn so với các bạn cùng tuổi sẽ tạo nên tâm lý ngại ngùng, bất an cho trẻ; trẻ dễ bị trêu chọc, thậm chí quấy rối, lạm dụng tình dục, nhất là bé gái.
Báo động tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em - Ảnh 5.

Bác sĩ CKII Nguyễn Duy Thái - Trưởng Khoa nội dị ứng cơ - xương - khớp, Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa

Các bé được chẩn đoán dậy thì sớm sẽ được điều trị ức chế dậy thì từ khi phát hiện cho đến khi trở về trạng thái phát triển bình thường theo đúng độ tuổi. Việc điều trị rất đơn giản nhưng cần được thực hiện theo đúng phác đồ của bác sĩ. Do đó khi trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, trẻ cần được trang bị kiến thức về giới tính và các kỹ năng sống cần thiết, để phòng tránh những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và xâm hại, nhất là đối với các bé gái./.

Nguồn: Bản tin Thanh Hóa ngày mới 4/8/2022