Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Điểm tựa cho người lao động

08:17 - 04/09/2022

Không có nguồn thu nhập ổn định, không nơi nương tựa là những rủi ro, thiệt thòi của người lao động tự do khi về già. Hiểu được điều này, không ít người trong số họ đã lựa chọn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng trợ cấp, có lương hưu, ổn định cuộc sống.

Chị Nguyễn Thị Năm, ở xã Hà Long, huyện Hà Trung làm công việc tự do, không có hợp đồng lao động, nên không thuộc diện được đóng BHXH bắt buộc. Song, để có khoản tiền lương hằng tháng khi hết tuổi lao động, chị đã tham gia đóng BHXH tự nguyện cho cả hai vợ chồng. 

Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Điểm tựa cho người lao động - Ảnh 2.

Chị Nguyễn Thị Năm (áo nâu), xã Hà Long, huyện Hà Trung đã tham gia đóng BHXH tự nguyện cho cả 2 vợ chồng.

Chị Nguyễn Thị Năm, xã Hà Long, huyện Hà Trung cho biết " Tôi thấy BHXH rất thiết thực, sau này hết tuổi lao động rồi mình có nguồn tài chính ổn định để trang trải cuộc sống, bớt phải phụ thuộc vào con cháu".

Bảo hiểm xã hội tự nguyện được ví như điểm tựa cho những người lao động tự do khi về già. Người lao động được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Với mức thấp nhất chỉ khoảng 150.000 đồng/tháng, khi tới tuổi nghỉ hưu, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ nhận lương hưu hàng tháng gấp hơn 4 lần mức đóng. Mặc dù, BHXH tự nguyện hiện nay chỉ gồm có hai chế độ là hưu trí và tử tuất nhưng loại hình bảo hiểm này vẫn được coi là sự lựa chọn đúng đắn đối với những người lao động tự do, công việc không ổn định.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Điểm tựa cho người lao động - Ảnh 3.

Tuy nhiên hiện nay, một bộ phận người dân chưa thực sự quan tâm đến BHXH tự nguyện. Vì vậy, để hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân, cơ quan BHXH đang tích cực phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHXH; bên cạnh đó, hệ thống đại lý thu BHXH cùng mạng lưới cộng tác viên đang được quan tâm mở rộng, phát triển.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Điểm tựa cho người lao động - Ảnh 4.

Ông Bùi Duy Hòa, Phó Chủ tịch UBND Phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn

Ông Bùi Duy Hòa, Phó Chủ tịch UBND Phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn cho biết " Chúng tôi tích cực phối hợp với ngành BHXH, bưu điện huyện tăng cường tuyên tryền về chính sách BHXH, vận động người dân tích cực tham gia để được hưởng quyền lợi khi hết tuổi lao động. Phường cũng đạo các ngành đoàn thể lồng nghép tuyên truyền chính sách khi có các hội nghị hoặc trong sinh hoạt hội để nhiều người biết đến về chính sách".


Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Điểm tựa cho người lao động - Ảnh 5.

Ông Nguyễn Hữu Thành, Chủ tịch UBND xã Hà Long, huyện Hà Trung cũng

Ông Nguyễn Hữu Thành, Chủ tịch UBND xã Hà Long, huyện Hà Trung cũng cho biết " Chúng tôi xác định tầm quan trọng của chính sách BHXH trong hệ thống an sinh xã hội nên luôn đặt mục tiêu phát triển BHXH tự nguyện hàng năm và phấn đấu hoàn thành. Giải pháp quan trọng và đem lại hiệu quả là tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và tích cực tham gia".

Hạn chế của chính sách BHXH tự nguyện hiện nay là mức hỗ trợ còn thấp; thời gian đóng để được hưởng lương hưu còn dài (đủ 20 năm trở lên), nên chưa thu hút, khuyến khích được đông đảo người dân tham gia, nhất là lao động làm nông nghiệp, làm công việc tự do...

Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Điểm tựa cho người lao động - Ảnh 6.

Mới đây, BHXH Việt Nam đã có công văn gửi Bộ Tài chính về việc đề nghị Chính phủ tăng mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện. Theo đó, BHXH Việt Nam đề xuất nâng mức hỗ trợ từ 30% lên 50% đối với hộ nghèo; từ 25% lên 30% đối với hộ cận nghèo và từ 10% lên 20% đối với các đối tượng còn lại. Dự kiến, nếu Nhà nước hỗ trợ theo mức đề nghị này thì số người tham gia BHXH tự nguyện dự kiến đến năm 2025 đạt khoảng 3,6 triệu người; đến năm 2030 dự kiến đạt 8,9 triệu người.


Nguồn: Bản tin Thanh Hóa ngày mới 4.9