Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng Nông thôn mới

08:34 - 18/03/2023

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong phong trào xây dựng Nông thôn mới giữ vai trò quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Xác định rõ điều đó, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm ưu tiên các nguồn lực để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa; góp phần hoàn thành tiêu chí số 6 và tiêu chí số 16 về văn hóa trong xây dựng Nông thôn mới.

Những âm điệu du dương của làn điệu chèo cổ truyền thống làm say đắm lòng người trong không gian của một làng quê truyền thống giữa cuộc sống hiện đại…

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng Nông thôn mới - Ảnh 2.

Cùng với việc đầu tư xây dựng Nhà văn hóa thôn khang trang, rộng rãi, tạo không gian cho các sinh hoạt động đồng, xã Trường Sơn chủ trương khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng Nông thôn mới, phục vụ đời sống  văn hóa tinh thần của nhân dân. 

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng Nông thôn mới - Ảnh 3.

Đến nay, xã Trường Sơn đã khôi phục được 2 câu lạc bộ chèo, 4 câu lạc bộ cờ, thu hút sự tham gia của hàng trăm người dân thuộc nhiều lứa tuổi. Hoạt động của câu lạc bộ không chỉ giúp gìn giữ nét đẹp giá trị văn hóa của địa phương, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân, mà còn góp phần gắn kết tình cảm cộng đồng, thắt chặt tình làng nghĩa xóm thông qua các hoạt động tập thể.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng Nông thôn mới - Ảnh 4.

Bà Phạm Thị Định - Thôn Yên Minh, xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

Bà Phạm Thị Định - Thôn Yên Minh, xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Qua những ngày lao động mệt mỏi đến đây tìm được niềm vui, thấy hoạt động câu lạc bộ rất hiệu quả… nhiều người 60- 70tuổi tham gia câu lạc bộ thấy trẻ ra rất nhiều, vui vẻ".

Thanh Hóa là vùng đất lịch sử giàu truyền thống văn hóa, là nơi còn lưu giữ rất nhiều các giá trị văn hóa dân tộc. Toàn tỉnh có khoảng hơn 1.500 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; 755 di sản văn hoá phi vật thể với gần 300 lễ hội, lễ tục, phong tục tập quán, các trò chơi, trò diễn dân gian… Trong quá trình  xây dựng Nông thôn mới, các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. 

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng Nông thôn mới - Ảnh 5.

Đồng thời, bố trí nguồn kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp  cơ sở vật chất văn hóa, thể thao, nhằm đáp ứng nhu cầu tổ chức các sinh hoạt cộng đồng của nhân dân. Nhiều địa phương đã triển khai các hoạt động bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị theo theo quy định pháp luật về di sản văn hóa; tổ chức các loại hình văn hóa truyền thống như lễ hội, trò chơi, trò diễn; duy trì, phát triển, nhân rộng các loại hình văn hóa dân gian trong sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa thôn, bản…

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng Nông thôn mới - Ảnh 6.

Ông Lê Bá Hùng - Chủ tịch UBND xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tình Thanh Hóa

Ông Lê Bá Hùng - Chủ tịch UBND xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tình Thanh Hóa cho biết: "Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, xã chúng tôi đã tôn tạo các khu di tích, trong đó có khu di  tích đền Sòng. Đây là tâm nguyện của nhân dân, là nơi để người dân đến thắp nén hương cầu phúc, cầu bình an. Qua việc trùng tu, tôn tạo lại di tích để gìn giữ các giá trị vă hóa truyền thống, đời sống tâm linh cho các thế hệ sau".

Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống luôn được các địa phương coi trọng, xem đây như một trong những mục tiêu chính của chương trình xây dựng Nông thôn mới. Qua đó, làm phong phú  thêm đời sống tinh thần cho người dân, tạo dựng nên những miền quê nông thôn phong phú, đáng sống.

Nguồn: THNM 18/03/2023