Bảo tồn và phát triển nghề dệt truyền thống gắn với du lịch cộng đồng

05:14 - 06/04/2022

(TTV) - Hiện nay tại nhiều địa phương, việc bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống còn gặp nhiều khó khăn do thói quen sử dụng vải dệt công nghiệp và quần áo may sẵn. Một số vùng dân tộc thiểu số như người Thổ ở huyện Như Xuân, người Khơ - mú ở huyện Mường Lát và một số vùng người Mường ở miền núi thấp, nghề dệt thổ cẩm gần như đã bị mai một. Vì vậy, nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng đang được các ngành, các địa phương quan tâm, có nhiều giải pháp phục dựng, bảo tồn và phát triển.

 

 

Là người có nhiều kinh nghiệm trong nghề dệt thổ cẩm truyền thống, chị Hà Thị Dung ở xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước luôn cần mẫn với nghề của các bà, các mẹ để lại. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu sử dụng trong gia đình, sản phẩm thổ cẩm của chị Dung còn được nhiều homestay và khách du lịch biết đến với tính đa dạng và màu sắc bắt mắt, tiện dụng. Có thế nói, nhờ sự phát triển của hoạt động du lịch cộng đồng, những mặt hàng dệt thổ cẩm tại các thôn, bản ở Bá Thước từ chỗ chỉ phục vụ cuộc sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc nay dần trở thành sản phẩm thương mại.

Bà Hà Thị Dung, xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa: Chúng tôi luôn luôn tìm hiểu để thay đổi các mẫu mã phù hợp với thị hiếu của khách du lịch, trong đó đặc biệt là về mầu sắc, hình dáng sản phẩm, váy thổ cẩm cũng cần phải được thiết kế hiện đại, dễ mặc.

Bà Hà Thị Dung, xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa: Chúng tôi luôn luôn tìm hiểu để thay đổi các mẫu mã phù hợp với thị hiếu của khách du lịch, trong đó đặc biệt là về mầu sắc, hình dáng sản phẩm, váy thổ cẩm cũng cần phải được thiết kế hiện đại, dễ mặc.

Tuy nhiên, hiện nay tại nhiều địa phương, việc bảo tồn và phát triển nghề dệt  thổ cẩm truyền thống còn gặp nhiều khó khăn do thói quen sử dụng vải dệt công nghiệp và quần áo may sẵn. Một số vùng dân tộc thiểu số như người Thổ ở huyện Như Xuân, người Khơ - mú ở huyện Mường Lát và một số vùng người Mường ở miền núi thấp, nghề dệt thổ cẩm gần như đã bị mai một, đồng bào chỉ mua trang phục truyền thống may sẵn tại các địa phương khác để mặc vào các ngày lễ tết. Vì vậy, nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng đang được các ngành, các địa phương quan tâm, có nhiều giải pháp phục dựng, bảo tồn và phát triển.

Dân tộc Thổ ở Thanh Hoá sinh sống chủ yếu trên địa bàn huyện Như Xuân, chiếm tỷ lệ rất ít so với các dân tộc thiểu số khác ở xứ Thanh. Hiện nay, nghề dệt vải gần như biến mất trong cuộc sống của người Thổ, chỉ còn một số người già là còn giữ được một số bộ trang phục truyền thống cũ. Trong chương trình phát triển du lịch cộng đồng, huyện Như Xuân đã lựa chọn làng dân tộc Thổ Thấng Sơn trước kia và khu phố Thấng Sơn, thị trấn Yên Cát ngày nay làm điểm du lịch cộng đồng gắn với danh thắng Đền Thi và lễ hội đâm trâu tế thần.

Bà Hà Thị Dung, xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa: Chúng tôi luôn luôn tìm hiểu để thay đổi các mẫu mã phù hợp với thị hiếu của khách du lịch, trong đó đặc biệt là về mầu sắc, hình dáng sản phẩm, váy thổ cẩm cũng cần phải được thiết kế hiện đại, dễ mặc.
 

Mới đây  Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Như Xuân tổ chức khóa tập huấn về phương pháp bảo tồn, phát huy nghề thủ công, nghệ thuật thêu hoa văn trên trang phục truyền thống dân tộc Thổ để phục vụ phát triển du lịch cộng đồng. Tham gia khóa tập huấn có 80 học viên là các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, hộ gia đình đã và đang tham gia nghề dệt thổ cẩm, thanh niên là người dân tộc Thổ sinh sống trên địa bàn huyện Như Xuân. Học viên được các báo cáo viên trung ương, các nhà nghiên cứu về văn hóa dân tộc Thổ truyền đạt ngắn gọn, dễ hiểu về nguồn gốc, cách thức bảo tồn, lưu giữ trang phục truyền thống của người Thổ; cách thức xây dựng thương hiệu, sản phẩm du lịch từ loại hình trang phục truyền thống; đồng thời được các nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn thực hành nghề dệt và nghệ thuật thêu hoa văn, may áo và mặc trang phục truyền thống của dân tộc Thổ.

Ngoài ra, các giảng viên cũng hướng dẫn cụ thể cách thức khai thác nghề dệt gắn với phát triển du lịch theo quy trình khép kín từ trồng bông, dệt vải cho tới trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Chị em phụ nữ còn được thực hành kỹ năng dệt, thêu hoa văn trên trang phục truyền thống, đặc biệt là đối với các motip hoa văn cổ điển; kỹ năng may, quy chuẩn trang phục truyền thống, kỹ năng tuyên truyền, giới thiệu giá trị, ý nghĩa trang phục Thổ cũng như cách thức quảng bá, tạo sản phẩm du lịch từ trang phục truyền thống.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Bùi Thanh Thủy, Trưởng khoa Du lịch, Đại học Văn hóa Hà Nội: Chúng ta phải hỗ trợ bà con từng bước, đầu tiên là chúng ta phải có tất cả các dụng cụ làm nghề, sau đó là tái tạo lại các vùng nguyên liệu vốn bị mất đi, tiếp theo sẽ truyền dạy các nghề dệt cho bà con, mở thêm các nghề như dệt may, thêu..v.v...để bà con từ những sản phẩm nghề truyền thống đó tạo ra các loại sản phẩm hàng hóa để phục vụ cho du khách.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Bùi Thanh Thủy, Trưởng khoa Du lịch, Đại học Văn hóa Hà Nội: Chúng ta phải hỗ trợ bà con từng bước, đầu tiên là chúng ta phải có tất cả các dụng cụ làm nghề, sau đó là tái tạo lại các vùng nguyên liệu vốn bị mất đi, tiếp theo sẽ truyền dạy các nghề dệt cho bà con, mở thêm các nghề như dệt may, thêu..v.v...để bà con từ những sản phẩm nghề truyền thống đó tạo ra các loại sản phẩm hàng hóa để phục vụ cho du khách.

 

Ông Lê Đình Huấn, Chủ tịch UNBD thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa: Chúng tôi xác định việc mở lớp dệt thổ cẩm cho đồng bào dân tộc Thổ là bước tiền đề quan trọng để phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thổ. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường các lớp tập huấn, đào tạo để các nghệ nhân có thể truyền nghề cho thế hệ con cháu sau này.

Ông Lê Đình Huấn, Chủ tịch UNBD thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa: Chúng tôi xác định việc mở lớp dệt thổ cẩm cho đồng bào dân tộc Thổ là bước tiền đề quan trọng để phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thổ. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường các lớp tập huấn, đào tạo để các nghệ nhân có thể truyền nghề cho thế hệ con cháu sau này.

Xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành có khu du lịch thác Mây với vẻ đẹp độc đáo và kì vĩ, xung quanh có hệ thống rừng nguyên sinh. Các bản làng của đồng bào Mường nơi đây còn lưu giữ được gần như  nguyên vẹn bản sắc văn hóa. Đặc biệt, khu du lịch này nằm cạnh Quốc lộ Hồ Chí Minh, gần với các điểm đến nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình, nên những năm gần đây thu hút rất đông du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm. Để góp phần phát triển nghề dệt truyền thống gắn với  du lịch cộng đồng tại địa phương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND huyện Thạch Thành tổ chức khóa học về phương pháp bảo tồn, phát huy nghề thủ công, nghệ thuật thêu hoa văn trên trang phục truyền thống của dân tộc Mường, thu hút gần 100 học viên tham gia.

Ông Lê Đình Huấn, Chủ tịch UNBD thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa: Chúng tôi xác định việc mở lớp dệt thổ cẩm cho đồng bào dân tộc Thổ là bước tiền đề quan trọng để phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thổ. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường các lớp tập huấn, đào tạo để các nghệ nhân có thể truyền nghề cho thế hệ con cháu sau này.
 

Theo khảo sát của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Bùi Thanh Thủy, Trưởng khoa Du lịch, Đại học Văn hóa Hà Nội, hoa văn thổ cẩm của người Mường nơi đây khá giống với hoa văn thổ cẩm của người Mường Hòa Bình: sắc nét và rực rỡ. Tuy nhiên nghề dệt thổ cẩm của người Mường ở xã Thạch Lâm đang có dấu hiệu bị mai một, đồng bào thường mua trang phục thổ cẩm của người Mường Hòa Bình để mặc, do đó việc tổ chức phục dựng và phát triển nghề dệt và thêu truyền thống sẽ góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút đông du khách nước ngoài đến với khu du lịch thác Mây.

Mặc dù đã trực tiếp thực hành nghề dệt thổ cẩm nhiều năm, nhưng đây là lần đầu tiên chị em các làng Mường ở xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành được các giảng viên là những nhà nghiên cứu văn hóa Mường cung cấp đầy đủ và chi tiết những nét độc đáo về nghệ thuật tạo hình hoa văn  trên vài thổ cẩm, nhất là các mô tuýp hoa văn cổ điển còn lưu giữ được nguyên vẹn. Đó là nét tài hoa, là nhân sinh quan của người Mường về vũ trụ và cuộc sống của con người được gửi gắm trong từng vuông vải thổ cẩm.  Nhiều phụ nữ trẻ đã được các nghệ nhân trong bản hướng dẫn thực hành kỹ năng dệt, thêu hoa văn trên trang phục truyền thống, cách kết hợp giữa  áo váy và đồ trang sức của phụ nữ Mường ở từng lứa tuổi, phương thức sản xuất và bày bán các sản phẩm thổ cẩm cho du khách.

Để bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của nghề dệt thổ cẩm gắn với phát triển du lịch, những năm qua, Sở văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa đã phối hợp với các ngành, các tổ chức đoàn thể và chính quyền các địa phương hỗ trợ đào tạo, trao truyền nghề dệt thổ cẩm cho hàng nghìn học viên. Từ đó góp phần khôi phục và phát triển nghề thêu dệt thổ cẩm truyền thống gắn với đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại nhiều điểm du lịch sinh thái cộng đồng ở miền núi xứ Thanh./.

Mai Ngọc- Lê Quang- Quang Phú/Phóng sự CĐCM phát sóng 4.4-TTV