Bảo vệ quyền người tiêu dùng để giữ vững thị trường, khách hàng

Cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và xem đây là giải pháp quan trọng để giữ vững thị trường, khách hàng.

Hiện nay, nhu cầu và đòi hỏi của người tiêu dùng về chất lượng dịch vụ, mẫu mã, giá cả hàng hóa ngày càng cao. Những sản phẩm không rõ thông tin về nhãn mác, chất lượng và hạn sử dụng đều có thể bị tẩy chay. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh phải thay đổi cách thức phục vụ, trong đó, phải đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu.

Bảo vệ quyền người tiêu dùng để giữ vững thị trường, khách hàng- Ảnh 1.

Ông Trần Văn Đông, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại KidMon Plaza, tỉnh Thanh Hoá

Ông Trần Văn Đông, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại KidMon Plaza, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Để có thể phát triển trên thị trường thì bên mình đặt chất lượng hàng hoá, dịch vụ là yếu tố ưu tiên hàng đầu. Tất cả mặt hàng đưa về đều phải kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ, có đầy đủ, rõ ràng thông tin kiểm định của cơ quan quản lý để khách hàng lựa chọn".

Bảo vệ quyền người tiêu dùng để giữ vững thị trường, khách hàng- Ảnh 2.

Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành kế hoạch hành động bảo vệ quyền người tiêu dùng năm 2024 với chủ đề "Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn", nhằm tiếp tục kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thông tin hàng hoá dịch vụ chính xác, đầy đủ. Ngành Công thương Thanh Hoá cũng đang tập trung tuyên truyền, khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình hành động "Doanh nghiệp vì người tiêu dùng"; hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa… nhằm tạo lập môi trường kinh doanh an toàn, lành mạnh, hướng tới phát triển bền vững.

Nguồn: Bản tin Thời sự 18h ngày 11/03/2024