Bất cập trong thực hiện nhiệm vụ của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên

08:23 - 22/01/2024

Chủ trương sáp nhập các Trung tâm dạy nghề, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp được triển khai tại tỉnh Thanh Hoá từ năm 2017 theo thông tư liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, tinh gọn bộ máy, giảm bớt đầu mối quản lý. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sau sáp nhập, các Trung tâm này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Quảng Xương được cấp phép đào tạo 5 mã nghề, nhưng kể từ khi sáp nhập năm 2017 đến nay, Trung tâm mới chỉ mở được 36 lớp sơ cấp nghề, trong đó có mã nghề những năm gần đây không mở được lớp nào. 6 năm nay, Trung tâm cũng chưa được đầu tư mới trang thiết bị phục vụ việc dạy nghề. Hầu hết thiết bị ở đây đều do trung tâm xoay sở, tận dụng từ thiết bị cũ. Nhiều máy móc, thiết bị, sau nhiều năm sử dụng đã hư hỏng, lỗi thời, không còn khả năng để sửa chữa.

Bất cập trong thực hiện nhiệm vụ của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên- Ảnh 1.

Bất cập trong thực hiện nhiệm vụ của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên- Ảnh 2.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Cho đến thời điểm này, trung tâm thiếu về thiết bị học nghề cho học sinh như: nhà xưởng, phòng thực hành nghề, trang thiết bị nghề khiến học sinh tiếp cận học nghề khó khăn".

Thực tế, tại Thanh Hoá, nhiều Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên cấp huyện mới chỉ thực hiện được chức năng giáo dục thường xuyên, việc đào tạo nghề kém hiệu quả. Nguyên nhân là sau sáp nhập, đổi tên, sự đầu tư cơ sở vật chất chưa phù hợp. Nhiều trung tâm mặc dù có các dãy phòng học khang trang nhưng lại không có xưởng thực hành, không phòng học nghề, thiếu giáo viên dạy nghề. Việc đào tạo nghề cho học sinh hầu hết thực hiện ở đơn vị liên kết. Không những vậy, ngay cả thực hiện chức năng giáo dục thường xuyên của các Trung tâm cũng khó khăn.

Bất cập trong thực hiện nhiệm vụ của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên- Ảnh 3.

Bất cập trong thực hiện nhiệm vụ của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên- Ảnh 4.

Ông Nguyễn Quán Dậu, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá

Ông Nguyễn Quán Dậu, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Trung tâm là đổi tên chứ không được sáp nhập nên không được tiếp quản cơ sở vật chất cũng như số giáo viên của trung tâm dạy nghề. Đầu vào học sinh thấp, lại thiếu trang thiết bị theo chương trình giáo dục mới".

Tỉnh Thanh Hoá hiện có 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Kỹ thuật tổng hợp cấp tỉnh và 24 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện. Trong khi Trung tâm cấp huyện thiếu giáo viên nghề và trang thiết bị nghề thì Trung tâm cấp tỉnh lại thừa và rất khó để sắp xếp. Nguyên nhân là sau khi sáp nhập với Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp, Trung tâm lại không có chức năng giáo dục nghề nghiệp mà chỉ có chức năng giáo dục thường xuyên.

Bất cập trong thực hiện nhiệm vụ của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên- Ảnh 5.

Bất cập trong thực hiện nhiệm vụ của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên- Ảnh 6.

Ông Trịnh Văn Anh, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Kỹ thuật tổng hợp tỉnh Thanh Hoá

Ông Trịnh Văn Anh, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Kỹ thuật tổng hợp tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Khi sáp nhập, việc bố trí công ăn việc làm cho 29 giáo viên nghề ở trung tâm cũ sang đây là rất khó. Các thầy cô phải sắp xếp để dạy liên kết môn giáo dục địa phương".

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên giữ vị trí quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ dân trí cũng như tạo cơ hội việc làm cho người lao động. Để tháo gỡ những vướng mắc đang tồn tại, cùng với sự nỗ lực trong đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo, chủ động liên kết với các doanh nghiệp, cở sở sản xuất... các Trung tâm rất cần sự quan tâm của các cấp, ngành, địa phương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các Trung tâm thực hiện và phát huy tối đa hiệu quả các chức năng giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề.

Nguồn: Bản tin THNM/TTV