Các địa phương triển khai xây dựng mã số vùng trồng

Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, giúp truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện quan trọng để nông sản có thể xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp, hướng dẫn các địa phương xây dựng mã số vùng trồng, góp phần nâng cao giá trị nông sản, hướng tới xuất khẩu.

Vụ thu mùa năm 2022, xã Hoằng Thái, huyện Hoằng Hóa đã quy hoạch cánh đồng 10 ha chuyên canh lúa thương phẩm để xây dựng mã số vùng trồng. Xã đã phối hợp với các đơn vị tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Vietgap cho các hộ dân; đồng thời, hướng dẫn cho các hộ cách thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục, tuân thủ quy định theo nguyên tắc 4 đúng… 

Các địa phương triển khai xây dựng mã số vùng trồng - Ảnh 1.

Qua rà soát, vùng lúa Vietgap này đã cơ bản hoàn thành các tiêu chuẩn để đề xuất cấp mã số vùng trồng trong năm 2022.

Hiện nay, xã đang hoàn thiện hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền để cấp mã vùng trồng cho vùng lúa này để tạo thương hiệu, tăng năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích cho nhân dân.
Ông Hoàng Văn Đông - Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Thái, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Theo quy định, vùng được cấp mã số vùng trồng phải đáp ứng đủ yêu cầu về diện tích, ít nhất là 2 ha trở lên, tùy theo từng loại cây trồng. Trên cơ sở đó, các địa phương đã lựa chọn các loại cây trồng có lợi thế để xây dựng quy trình cấp mã số vùng trồng. Đồng thời, phổ biến cho các hộ dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón danh mục cho phép, đảm bảo đủ thời gian cách ly; thực hiện ghi chép các công đoạn chăm sóc cây trồng... 

Các địa phương triển khai xây dựng mã số vùng trồng - Ảnh 3.

Ngành nông nghiệp và các cơ quan chuyên môn của tỉnh cũng đã hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn xây dựng, thiết lập mã số vùng trồng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu cho cán bộ, nông dân. Từ đó, làm cơ sở giúp các địa phương triển khai chương trình phù hợp, hiệu quả.

Qua rà soát mã số vùng trồng dể cấp mã vạch, xã Thăng Long lựa chọn vùng trồng thôn Tân Giao đang tập trung xây dựng thôn kiểu mẫu, chủ yếu sản xuất lúa VIETGAP cho sản xuất miến gạo… Cấp mã vùng trồng đã nâng cao ý thức sản xuất của người dân, đảm bảo vệ sinh đồng ruộng, cơ chế chính sách có sự bảo lãnh tốt hơn, hiệu quả.
Ông Nguyễn Xuân Khanh - Chủ tịch UBND xã Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

Tính đến thời điểm này, Thanh Hóa đã xây dựng được 15 vùng trồng, với 30 mã số được cấp; trong đó, có 15 mã xuất đi Trung Quốc, 15 mã xuất đi Malaysia. Ngoài ra, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã kiểm tra, giám sát 15 vùng sản xuất của 2 huyện Nông Cống và Thọ Xuân có khả năng để cấp chứng nhận trong năm 2022.

Các địa phương triển khai xây dựng mã số vùng trồng - Ảnh 5.

 

Nguồn: THNM 05/10/2022