Các địa phương triển khai xây dựng xã an toàn thực phẩm nâng cao

Ngày 24/10/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định số 3595 về Bộ tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao, giai đoạn 2022 – 2025. Đây cũng là một trong những nội dung của tiêu chí số 17 để xét xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao giai đoạn này. Do vậy, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang tập trung chủ đạo, hướng dẫn các địa phương được lựa chọn nhanh chóng hoàn thiện các nội dung tiêu chí theo quy định, đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm 2022.

95% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống được  cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm …

Chợ được đầu tư cơ sở hạ tầng, các khu bày bán hàng hóa riêng biệt, hàng hóa được bày trên kệ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… Các cửa hàng đều được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và đoàn kiểm tra đánh giá duy trì các tiêu chí… 3 năm liên tiếp trên địa bàn không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và sự cố an toàn thực phẩm… Đó là những kết quả nổi bật trong xây dựng xã an toàn thực phẩm nâng cao của xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa.

Các địa phương triển khai xây dựng xã an toàn thực phẩm nâng cao - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch UBND xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Ông Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch UBND xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa: "Ngay từ đâu năm đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, nhân dân trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm an toàn… Tổ chức các lớp nâng cao kiến thức cho các đối tượng có liên quan. Tiếp tục duy trì hoạt động của tổ giám sát cộng đồng… Đến thời điểm này, địa phương đã hoàn thành trên 80% chỉ tiêu, phấn dấu đến 12 sẽ hoàn thành bộ tieu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao".

Theo quy định, để đạt xã an toàn thực phẩm nâng cao, các địa phương phải hoàn thành 5 nhóm tiêu chí gồm: Chỉ đạo, điều hành; Thông tin tuyên truyền, tập huấn; Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định; Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; Giám sát và phòng chống ngộ độc thực phẩm. Mục tiêu chung của chương trình là nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; cung cấp các sản phẩm thực phẩm chất lượng, an toàn cho cộng đồng… 

Các địa phương triển khai xây dựng xã an toàn thực phẩm nâng cao - Ảnh 3.

Trên cơ sở nội dung Bộ tiêu chí, các xã, phường, thị trấn được lựa chọn đã rà soát lại từng chỉ tiêu để thực hiện. Trong đó, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện. Các huyện, thành phố trong tỉnh cũng đã triển khai các cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo chuỗi an toàn; xây dựng các cửa hàng an toàn thực phẩm, chợ an toàn thực phẩm; tăng cường kết nối cung cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn…

Các địa phương triển khai xây dựng xã an toàn thực phẩm nâng cao - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Ngọc Quang - Chủ tịch UBND xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Ông Nguyễn Ngọc Quang - Chủ tịch UBND xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Năm 2022, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, chúng tôi đã chỉ đạo về các vấn đề liên quan đến nguồn gốc xuất xứ sản phẩm; nâng cấp các cơ sở đủ điều kiện ATTP, công tác công bố sản phẩm… xã dành nguồn kinh phí cải tạo lại xã Dân lực, đặc biệt các kli ốt ở ngã tư, xã dành kinh phí hơn 2 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo, góp phần để xã thực hiện tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao".

Các địa phương triển khai xây dựng xã an toàn thực phẩm nâng cao - Ảnh 5.

Đến thời điểm này, bình quân chung các xã đăng ký đạt 3,5 tiêu chí/xã; trong đó một số xã đã cơ bản hoàn thành cả 5 tiêu chí và đang hoàn thiện hồ sơ trình hội đồng thẩm định. Tỉnh Thanh Hóa phấn đầu hết năm 2022 sẽ công nhận từ 30 xã, phường , thị trấn trở lên đạt an toàn thực phẩm nâng cao.

Nguồn: Bản tin THNM ngày 9/11/2022