Các xã vùng uy hiếp chủ động ứng phó dịch tả lợn Châu Phi

19:05 - 24/03/2019

(TTV) - Trước nguy cơ xâm nhiễm, lây lan dịch tả lợn Châu Phi, chính quyền các địa phương và các hộ chăn nuôi lợn vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm trong tỉnh đang tập trung cao độ, thực hiện các phương án phòng ngừa, hạn chế thấp nhất dịch lây lan.

Gia đình ông Trần Đức Hậu, thôn 1, xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa hiện có 4 con lợn nái và 60 lợn thịt đã đến kỳ xuất bán nhưng vẫn không thể tiêu thụ được do chuồng trại chăn nuôi nằm trong vùng có dịch bệnh. Những ngày này, hơn, như: hàng ngày, rắc vôi, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi; sát trùng, vệ sinh trước khi vào chuồng nuôi để tránh mang mầm bệnh từ bên ngoài vào…Nhờ vậy, đến nay đàn lợn của gia đình ông Hậu vẫn an toàn.

 
Các biện pháp bảo vệ đàn lợn được ông Hậu thực hiện nghiêm ngặt
Các biện pháp bảo vệ đàn lợn được ông Hậu thực hiện nghiêm ngặt


Được xác định nằm trong vùng bị dịch uy hiếp nên xã Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hóa đã thành lập 2 chốt kiểm dịch, 1 chốt cố định tại chợ Voi và 1 chốt tại chợ Quảng Thịnh để kiểm soát 24/24 giờ việc vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn ra vào địa bàn. Việc khử trùng tiêu độc cũng được xã đồng loạt triển khai phun 2 ngày 1 lần tại các điểm có nguy cơ xâm nhiễm dịch, các hộ chăn nuôi nhằm ngăn ngừa bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm.

Tại các vùng dịch, vùng uy hiếp và vùng đệm có bán kính từ 3 đến 10km, trên 50 chốt kiểm soát động vật hoạt động 24/24 giờ để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra vào địa bàn. Công tác khử trùng tiêu độc tại vùng dịch, vùng uy hiếp được chính quyền các địa phương và hộ chăn nuôi thực hiện liên tục. Tại vùng đệm, việc tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng cũng được thực hiện 1 lần 1 tuần liên tục trong vòng 1 tháng kể từ khi có ổ dịch. Việc kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y cũng được các địa phương thực hiện nghiêm ngặt hơn.

Trong khi chưa có vắcxin, thuốc điều trị thì giải pháp khử trùng, tiêu độc, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát nguồn gốc và an toàn vệ sinh thú y tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm là rất cần thiết để ngăn ngừa việc xâm nhiễm, lây lan bệnh dịch tả lợn Châu Phi ra các địa phương trong tỉnh.

Lan Hương  – Minh Tâm – Lê Quang