Cần có giải pháp cấp bách để bảo tồn chim hoang dã, chim di cư

21:21 - 11/10/2022

Vào mỗi mùa chim di cư, tình hình săn bắt, buôn bán, các loài chim hoang dã, di cư tại các địa phương lại gia tăng. Các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường các giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, chim di cư.

Đường dây điện dẫn từ các hộ dân tới cánh đồng thôn Thủ Phú, xã Quảng Đại, thành phố Sầm Sơn để phục vụ cho máy phát âm dụ chim hoang dã… Cò giả và hàng chục chiếc lưới tàng hình lớn giăng mắc khắp nơi… là những dụng cụ mà người dân sử dụng để bẫy bắt chim hoang dã.

Cần có giải pháp cấp bách để bảo tồn chim hoang dã, chim di cư - Ảnh 2.

Thành phố Sầm Sơn là địa bàn ven biển, là nơi thích hợp để các loài chim hoang dã trú ẩn vào mùa di cư. Vì vậy, hoạt động bẫy bắt chim ở đây diễn ra khá phức tạp.

Cần có giải pháp cấp bách để bảo tồn chim hoang dã, chim di cư - Ảnh 3.

Ông Mai Ngọc Nhuần - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm ven biển, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa

Ông Mai Ngọc Nhuần - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm ven biển, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, cho biết: "Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm ven biển đã kiểm tra 3 huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương và thành phố Sầm Sơn. Hạt đbộ không quản ngày đêm trực tiếp xuống địa bàn, phối hợp với địa phương trực tiếp tháo dỡ các bẫy chim và xử lý theo quy định"

Để bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các khu vực trọng điểm, nhất là khu vực đồng bằng ven biển, xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ trái pháp luật các loài chim hoang dã, chim di cư. Tính từ đầu tháng 9 đến nay, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý hàng trăm vụ việc vi phạm. Tuy nhiên, ngăn chặn các hành vi săn bắt chim di cư, chim hoang dã vẫn rất khó khăn.

Cần có giải pháp cấp bách để bảo tồn chim hoang dã, chim di cư - Ảnh 4.

Ông Trịnh Quang Tuấn - Trưởng phòng Bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa

Ông Trịnh Quang Tuấn - Trưởng phòng Bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, cho biết: "Cái khó là tuy được tuyên truyền nhưng các gia đình vẫn chưa nhận thức đầy đủ, vẫn nghĩ là chim trời cá sông. Một số đối tượng bẫy bắt chuyển sang làm đêm khó cho việc làm triệt để. Chúng tôi tiếp tục tham mưu chỉ đạo các hạt tham mưu cho chính quyền tăng cường tuyên truyền, phối hợp ngăn chặn kịp thời các hành vi bẫy bắt chim hoang dã."

Việc bảo tồn, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư là nhiệm vụ hết sức cấp thiết nhằm đảm bảo một hệ sinh thái đất ngập nước, góp phần bảo tồn quần thể chim di cư ở Việt Nam và trên thế giới. Về lâu dài, các đại phương và lực lượng chức năng phải có giải pháp phù hợp để vận động, nâng cao nhận thức người dân không thực hiện các hành vi săn bắt, buôn bán chim tiêu thụ hoang dã, chim di cư, chủ động tố giác các đối tượng vi phạm.  

Nguồn: TS Tối 11/10/2022