Cần sử dụng dòng Mê Kông hợp lý, phục vụ nhu cầu chung của khu vực

16:21 - 19/06/2019

Ngày 19/6, tại Tiền Giang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên&Môi trường chủ trì hội nghị toàn thể Ủy Ban sông Mê Kông Việt Nam lần I, 2019.

Mê Công là một trong những dòng sông lớn nhất trên thế giới, chảy qua 6 quốc gia trong khu vực gồm: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của hơn 50 triệu dân.

can su dung dong me kong hop ly, phuc vu nhu cau chung cua khu vuc hinh 1
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị các đại biểu khẳng định, tài nguyên như: Nước ngọt, thủy sản, cát sỏi lòng sông rất có giá trị  đối với sự phát triển kinh tế, đời sống của con người trên các quốc gia có dòng sông Mê Kông đi qua.  

Tuy nhiên việc một số nước đã và dự kiến xây dựng 11 công trình thủy trên dòng chính của sông Mê Kông là thách thức, tác động đến Lưu vực sông Mê Công trong đó có khu vực ĐBSCL của nước ta. Ngoài ra vấn đề sử dụng, khai thác nguồn nước ngọt, thủy sản và khai thác cát sỏi chưa hợp lý vừa làm cạn triệt nguồn tài nguyên này vừa có nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước, sạt lở dòng sông, gây ngập lụt vào mùa mưa và thiếu nước ngọt vào mùa khô.

can su dung dong me kong hop ly, phuc vu nhu cau chung cua khu vuc hinh 2
Sông Mê Kông chảy qua ĐBSCL.
Do đó, các quốc gia trong lưu vực sông Mê Kông cần phải cộng đồng trách nhiệm, hợp tác chặt chẽ trong  công tác quản lý, khai thác dòng Mê Công, thực hiện nghiêm túc hợp tác, Hiệp định Mê Kông, hoạt động hợp tác với Ủy ban hội sông Mê Kông quốc tế; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng nâng cao ý thức, có trách nhiệm với dòng sông Mê Kông; kịp thời giải quyết những vấn đề chung, tác động của dòng sông này.  

Trong năm nay, Ủy Ban sông Mê Kông Việt Nam tiếp tục theo sát tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên nước và các tài nguyên có liên quan đến lưu vực sông Mê Kông; tham mưu cho Chính phủ  triển khai các đề án tổng thể về ảnh hưởng của phát triển thủy điện dòng chính sông Mê Kông làm cơ sở xác định chủ trương đối sách của Việt Nam; Đề án thông tin tuyên truyền trên báo chí về các dự án thủy điện này.

Ngoài ra Ủy Ban sông Mê Kông Việt Nam  còn đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban Liên hợp Ủy hội nhằm đẩy mạnh tiến độ thực hiện các hoạt động hợp tác vùng Mê Kông, tổ chức các hội nghị quan trọng; phối hợp với các quốc gia thành viên thực hiện Tuyên bố chung của Ủy ban hội sông Mê Kông quốc tế nhằm tham vấn do dự án thủy điện Pắc Beng và Pắc Lay của Lào, thực hiện Hiệp định Mê Kông..

can su dung dong me kong hop ly, phuc vu nhu cau chung cua khu vuc hinh 3
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, Chủ tịch Ủy Ban sông Mê Kông Việt Nam Trần Hồng Hà phát biểu.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, Chủ tịch Ủy Ban sông Mê Kông Việt Nam Trần Hồng Hà cho rằng, dòng Mê Kông đối với vùng  ĐBSCL có tác động 2 mặt tích cực và tiêu cực, nên Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam và các địa phương trong vùng cần phải có giải pháp, kế hoạch thích ứng biến ‘‘nguy” thành ‘‘cơ” , sử dụng  dòng Mê Kông theo hướng có lợi nhất là bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp.

"Cuộc họp sông Mê Kông hôm nay chúng tôi muốn chúng ta khẳng định chức năng, vị trí  đối với sông Mê Kông tại Việt Nam; trong đó có các hoạt động ngoại giao đối với các quốc gia từ thượng nguồn, tham vấn đến vào các vấn đề kỹ thuật liên quan đến vấn đề quản lý tài nguyên nước một cách hợp lý từ thượng nguồn. Chúng ta cũng cập nhật tình hình, thông tin, chủ trương, định hướng của các nước thượng nguồn, đây sẽ là những nguy cơ mà chúng ta cần phải có những phải có giải pháp phù hợp, có những điều phối , tập hợp lực lượng, năng lực thực tế để giải quyết các vấn đề của ĐBSCL", Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho hay./.

Nhật Trường/VOV-ĐBSCL