Cần tăng cường các biện pháp quản lý chó nuôi

18:31 - 26/05/2020

(TTV)- Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thanh Hóa đã có nhiều người bị chó cắn phải điều trị dự phòng, trong đó có 3 trường hợp bị tử vong do bệnh dại. Mặc dù đã có nhiều quy định về việc tiêm phòng, đảm bảo an toàn cho cộng đồng khi nuôi chó, tuy nhiên, việc quản lý chó nuôi vẫn đang bị buông lỏng.

 

Trung bình mỗi tháng, khoa Răng Hàm Mặt, bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận từ 4 đến 5 trường hợp bị chó cắn. Đa phần là những ca bị tổn thương nặng trên diện rộng ở vùng mặt, đầu và đa vết thương.

BSCKI Vũ Văn Thoan- Phó Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa:  "Hàng năm từ 35, 40 bệnh nhân, chiếm khoảng 1/5 số lượng bệnh nhân phẩu thuật các mặt bệnh trong khoa. Đặc biệt các cháu nhỏ rất dễ bị cắn vào mặt vì vừa tầm chiều cao với con chó. Cùng với việc phẫu thuật bao giờ chúng tôi cũng khuyên các gia đình đi tiêm phòng dại "
BSCKI Vũ Văn Thoan- Phó Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa: "Hàng năm từ 35, 40 bệnh nhân, chiếm khoảng 1/5 số lượng bệnh nhân phẩu thuật các mặt bệnh trong khoa. Đặc biệt các cháu nhỏ rất dễ bị cắn vào mặt vì vừa tầm chiều cao với con chó. Cùng với việc phẫu thuật bao giờ chúng tôi cũng khuyên các gia đình đi tiêm phòng dại"

Năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y, với những quy định hết sức chặt chẽ như: Không đeo rọ mõm cho chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng, không tiêm phòng dại cho chó, mèo sẽ bị phạt tiền từ 600 nghìn đồng đến 800 nghìn đồng; tiêu hủy chó, mèo thả rông sau 72 giờ nếu chủ không đến nhận...

Song trên thực tế, hầu hết  người dân chưa thực hiện các quy định này. Chính quyền địa phương cũng chưa có biện pháp mạnh đối với những hộ nuôi chó thả rông.

Theo Thời sự 18h30 ngày 26/5/2020