Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo, lợi dụng các giao dịch mua bán trên không gian mạng

Chỉ tính từ năm 2021 đến nay, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận điều tra, xác minh và đấu tranh xử lý hơn 400 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các chiêu trò lừa đảo trên không gian mạng của tội phạm cũng liên tục biến hóa khôn lường. Nổi lên thời gian gần đây là thủ đoạn lợi dụng giao dịch mua bán qua mạng xã hội để lừa thanh toán, chuyển tiền hàng.

Ngày 29/3 vừa qua, anh Lê Hồng V. là Giám đốc một Công ty xây dựng ở xã Quảng Đức, huyện Quảng Xương nhận được một cuộc điện thoại từ số máy lạ, giới thiệu là nhân viên bán hàng của Công ty sắt thép ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, chào bán thép với giá rẻ hơn giá thị trường. Sau khi trao đổi, anh V đồng ý mua 34 tấn sắt phi 14 với số tiền 494 triệu đồng, thỏa thuận sẽ trả tiền sau khi nhận hàng. Đúng hẹn, một xe ôtô chở sắt đến Công ty của anh V. Sau khi kiểm tra đúng số sắt mà mình đặt mua, anh V đã chuyển số tiền 494 triệu đồng vào tài khoản của đối tượng. Nhưng khi cho người đến chuyển sắt xuống thì lái xe không đồng ý vì chưa nhận được tiền thanh toán. Gọi điện lại để kiểm tra thì số điện thoại trên đã tắt máy, không liên lạc được.

 Nạn nhân của một lừa đảo trên không gian mạng

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo, lợi dụng các giao dịch mua bán trên không gian mạng- Ảnh 1.

Có thể thấy, điểm mấu chốt của thủ đoạn này là lợi dụng các giao dịch mua bán mà 2 bên không gặp gỡ trực tiếp, từ đó lừa đảo cả phía người mua và người bán hàng, tạo ra 1 giao dịch hàng thật, giá thật nhưng người hưởng lợi thì lại là kẻ trung gian. Do đó, cơ quan chức năng cảnh báo, người dân cần nêu cao cảnh giác, các giao dịch với khách hàng không quen biết cần kiểm tra, đối chiếu thông tin giữa nhiều bên để đảm bảo xác thực, chắc chắn, nhất là với các giao dịch chuyển tiền trước, giao hàng sau hoặc đặt cọc tiền để lấy hàng.

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo, lợi dụng các giao dịch mua bán trên không gian mạng- Ảnh 2.

 

Nguồn: Bản tin 14h/TTV