Chuyển biến trong lĩnh vực chăn nuôi của Thanh Hóa

21:14 - 05/07/2020

(TTV) - G iai đoạn 2015 - 2020, ngành chăn nuôi của Thanh Hóa đã có những chuyển biến rõ nét cả về số lượng và chất lượng, các sản phẩm chăn nuôi có lợi thế. Đặc biệt, với sự đầu tư của các doanh nghiệp, các chuỗi chăn nuôi quy mô lớn, có giá trị hàng hóa cao đã hình thành, góp phần tăng tính cạnh tranh của n ông sản trên thị trường.

 

Đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 2018, hiện Công ty Cổ phần giống Phú Gia, đóng trên địa bàn xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân có quy mô 90 nghìn gà giống. Trung bình mỗi tuần, Công ty Cung ứng cho các trang trại vệ tinh trong và ngoài tỉnh 120 nghìn gà con. Sản phẩm chăn nuôi được Công ty thu mua và chế biến tại Nhà máy giết mổ gia cầm VietAvis tại Hoằng Quỳ huyện Hoằng Hóa, công suất 2500 con/giờ. Việc chăn nuôi theo chuỗi, ứng dụng công nghệ cao đã khẳng định được nhiều ưu thế.

Phát huy lợi thế vùng trung du miền núi, nhiều doanh nghiệp như Vinamilk, TH True milk đã và đang đầu tư, mở rộng quy mô chăn nuôi bò sữa. Đàn bò sữa của Thanh Hóa đã tăng từ 2500 con (năm 2015) lên 15.000 con hiện nay, sản lượng sữa tươi đạt 30.000 tấn/năm. Không chỉ tăng sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp bò sữa đã và đang góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các địa phương khi liên kết trồng cây thức ăn phục vụ chăn nuôi.

Ông Đinh Xuân Hóa - Giám đốc Trang trài bò sữa Vinamilk, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa: Hiện chúng tôi đã thực hiện liên kết chuyển đổi gần 200 ha để trồng cây thức ăn phục vụ chăn nuôi. Sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bà con rất phấn khởi vì tăng doanh thu trên 1 diện tích so với cây trồng trước đó.
Ông Đinh Xuân Hóa - Giám đốc Trang trài bò sữa Vinamilk, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa: Hiện chúng tôi đã thực hiện liên kết chuyển đổi gần 200 ha để trồng cây thức ăn phục vụ chăn nuôi. Sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bà con rất phấn khởi vì tăng doanh thu trên 1 diện tích so với cây trồng trước đó.

Đến nay, Thanh Hóa đã thu hút được 16 Tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi quy mô lớn. Nhiều hợp tác xã, chủ trang trại cũng đầu tư mở rộng chăn nuôi theo chuỗi liên kết. Toàn tỉnh đã có hơn 30 cụm, khu chăn nuôi tập trung ở tại các địa phương. Năm 2020, các sản phẩm chăn nuôi lợi thế như bò sữa, bò thịt chất lượng cao, gà lông màu, lợn hướng nạc, con nuôi đặc sản hiện nay của Thanh Hóa đều tăng từ 1,5 đến 5 lần so với năm 2015.

Việc tăng cường phát triển chăn nuôi tập trung quy mô lớn, liên kết chăn nuôi theo chuỗi gắn với tiêu thụ đang tạo ra sản phẩm chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường nội địa và đủ điều kiện xuất khẩu. Đây cũng là tiền đề quan trọng  để nâng cao hiệu quả giá trị sản phẩm chăn nuôi của Thanh Hóa trong những năm tới.

Theo Bản tin Thời sự tối/TTV