Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử

Quảng bá sản phẩm qua nền tảng số là con đường nhanh nhất đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng ở cả trong và ngoài nước. Chính vì vậy, thời gian qua, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tích cực đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

Nếu như trước đây, các sản phẩm nước mắm của Công ty TNHH nước mắm Cự Nham chỉ được tiêu thụ tại các kênh thương mại truyền thống thì nay khách hàng ở khắp nơi đều có thể cập nhật thông tin về sản phẩm ngay trên thiết bị di động.

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử- Ảnh 1.
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử- Ảnh 2.
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử- Ảnh 3.

Với việc bán hàng đa kênh, khách hàng của công ty có thể dễ dàng tìm kiếm, đặt mua sản phẩm trên sàn thương mại điện tử Tiki, Lazada, Postmart.vn... Công ty hiện có 3 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 - 4 sao, 20 - 30% số lượng sản phẩm OCOP đã được tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử.

Anh Thạch Văn Hiển, Giám đốc Công ty TNHH nước mắm Cự Nham, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có trên 180 doanh nghiệp, 11 hợp tác xã và gần 150 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, sản phẩm OCOP đã thực hiện quảng bá và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, như: Tiki, Lazada, Postmart.vn, Voso.vn, ... với trên 500 sản phẩm khác nhau. Các sản phẩm đưa lên sàn thương mại điện tử đều là những sản phẩm được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 - 5 sao. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm thông qua các sàn thương mại điện tử ước tính đạt khoảng 25 – 30 % sản lượng bán hàng của các doanh nghiệp.

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử- Ảnh 4.

Chị Đỗ Thị Minh, Cơ sở sản xuất nem giò Tuyên Minh, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Từ khi sản phẩm đạt OCOP đã được Nhà nước hỗ trợ quảng bá sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, mang lại hiệu quả thiết thực, nhiều người biết đến".

Chị Hồ Hương Lan, Giám đốc dự án OCOP on TikTok, Công ty Cổ phần giải pháp KYC

Tuy nhiên, ngoài sử dụng các trang mạng xã hội thì việc đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử đối với rất nhiều hộ dân, hợp tác xã vẫn là những thách thức lớn. Do vậy, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn kiến thức maketing, kỹ năng bán hàng, kỹ năng livestream; xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu trên nền tảng kỹ thuật số cho các chủ thể OCOP; hỗ trợ các chủ thể xây dựng video clip ngắn để quảng bá trên nền tảng mạng xã hội; góp phần xây dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm OCOP của tỉnh.

Nguồn: Bản tin THNM/TTV