Dịch Covid- 19 ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn

19:37 - 28/02/2020

(TTV)- Chủ yếu xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc, các doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn đang là những đơn vị chịu tác động trực tiếp bởi dịch Covid - 19. Điều đáng nói là trong khi nhiều nhà máy chế biến tinh bột sắn trong nước phải sản xuất cầm chừng vì không xuất khẩu được hàng hoá, thiếu vốn để thu mua nguyên liệu thì các nhà máy chế biến tinh bột sắn tại Thanh Hoá đang cố gắng duy trì sản xuất để tiêu thụ hết nguyên liệu cho bà con nông dân .

Mỗi ngày Nhà máy tinh bột sắn Bá Thước thuộc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa thu mua khoảng 500 tấn nguyên liệu để chế biến ra 120 tấn sản phẩm.

Như vậy, tính từ ngày 25/10/2019, tức là ngày bắt đầu vào vụ sản xuất đến nay, nhà máy đã chế biến ra gần 10.000 tấn sản phẩm tinh bột sắn. Song, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, từ đầu vụ đến nay nhà máy mới chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc được 3.000 tấn, 7.000 tấn sản phẩm còn lại đang lưu kho tại nhà máy.

Ông Đoàn Ngọc Lân- Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa:  "Tồn đọng hàng gây tổn thất doanh nghiệp vì hàng tồn doanh nghiệp phải chịu lãi suất ngân hàng lớn, chi phí lưu kho. Nhiều doanh nghiệp ko có kho phải thuê, chi phí doanh nghiệp tăng 10 – 15% và như vậy kết qủa kinh doanh ko tốt đối với doanh nghệp. Nếu trước đây kinh doanh với Trung Quốc khó khăn rồi, thì qua nạn dịch này càng khó khăn hơn nữa "
Ông Đoàn Ngọc Lân- Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa: "Tồn đọng hàng gây tổn thất doanh nghiệp vì hàng tồn doanh nghiệp phải chịu lãi suất ngân hàng lớn, chi phí lưu kho. Nhiều doanh nghiệp ko có kho phải thuê, chi phí doanh nghiệp tăng 10 – 15% và như vậy kết qủa kinh doanh ko tốt đối với doanh nghệp. Nếu trước đây kinh doanh với Trung Quốc khó khăn rồi, thì qua nạn dịch này càng khó khăn hơn nữa"

Theo phân tích của các chuyên gia ngành sắn, tinh bột sắn sau khi sản xuất có thể lưu kho từ 12 – 16 tháng. Trong khi đó, đối với sắn nguyên liệu thì đến vụ  là phải thu hoạch. Bởi nếu thu hoạch chậm, tinh bột từ củ sắn sẽ chuyển sang đường để nuôi cây và lá.

Bên cạnh đó, bà con cũng cần thu hoạch, giải phóng đất để trồng vụ sắn mới. Xuất phát từ thực tế này, các nhà máy sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang chia sẻ lợi nhuận, cố gắng thu mua cho bà con đến củ sắn cuối cùng với mức giá không đổi.

Ông Nghiêm Minh Tiến  Chủ tịch HĐQT Công ty CP sản xuất chế biến nông lâm sản và  Vật tư nông nghiệp Phúc Thịnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội sắn Việt Nam            (Tôi nghĩ hiện nay, nhu cầu của thị trường không thể thay được.  Theo tính toán của cúng tôi có thể sau khi dịch kiểm soát được thì  thị trường hoạt động thì nhu cầu vẫn tiếp  tục  và tương lai có triển vọng tốt. Bởi sản xuất xuất phát từ nhu cầu mà nhu cầu không thay đổi thì khi hết dịch thì hoạt động xuất khẩu của ngành sắn sẽ trở lại "
Ông Nghiêm Minh Tiến Chủ tịch HĐQT Công ty CP sản xuất chế biến nông lâm sản và Vật tư nông nghiệp Phúc Thịnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội sắn Việt Nam: "Tôi nghĩ hiện nay, nhu cầu của thị trường không thể thay được. Theo tính toán của cúng tôi có thể sau khi dịch kiểm soát được thì thị trường hoạt động thì nhu cầu vẫn tiếp tục và tương lai có triển vọng tốt. Bởi sản xuất xuất phát từ nhu cầu mà nhu cầu không thay đổi thì khi hết dịch thì hoạt động xuất khẩu của ngành sắn sẽ trở lại"

Hiện các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang tồn kho khoảng gần 30.000 tấn sản phẩm. Giải pháp của các nhà máy hiện nay là nâng cao chất lượng và khả năng bảo quản sản phẩm.

Hiệp hội sắn Việt Nam cho biết, tổ chức này cũng đã có văn bản đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ và giảm lãi suất cho vay để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp và hỗ trợ người trồng sắn. Được như vậy, các doanh nghiệp mới giải quyết được khó khăn trước mắt và thực sự yên tâm sản xuất lâu dài.

Theo Thời sự tối 28/2/2020