Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau dịch bệnh

08:26 - 15/06/2022

(TTV) - Sau khi dịch Covid - 19 được kiểm soát, cùng với việc tập trung phục hồi, phát triển kinh tế, huyện Nông Cống rất chú trọng đến việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

 

Trở về quê sau 5 năm đi làm ở các tỉnh phía nam, đầu năm 2022, chị Phạm Thị Thu Hà xã Tế Thắng được nhận vào làm công nhân công ty TNHH sản xuất và thương mại dịch vụ Trường Phát với mức lương 7,5 triệu đồng 1 tháng. Cùng với chị Hà, gần 50 lao động  địa phương trở về từ các vùng dịch đã được về làm việc tại công ty, có thu nhập ổn định.

Chị Phạm Thị Thu Hà - Xã Tế Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa: “Do tình hình dịch bệnh tôi đã trở về làm việc tại công ty, công ty đáp ứng được thu nhập ổn định... làm việc ở đây gần nhàm đi lại tiện hơn, mình có thể chăm sóc, gia đình con cái tốt hơn.”

Chị Phạm Thị Thu Hà - Xã Tế Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa: “Do tình hình dịch bệnh tôi đã trở về làm việc tại công ty, công ty đáp ứng được thu nhập ổn định... làm việc ở đây gần nhàm đi lại tiện hơn, mình có thể chăm sóc, gia đình con cái tốt hơn.”

 

Ông Trần Công Tuệ - GĐ công ty TNHH sản xuất và dịch vụ TM Trường Phát, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa: “Sau dịch bệnh, chúng tôi đang tăng trưởng, đó là tín hiệu đáng mừng, trong đó sản xuất tăng trưởng 10%... mức độ tăng lương 20%... Cuối năm nay, chúng tôi sẽ mở 1 cái xưởng khu vực Nông Cống, tạo việc làm cho khoảng1000 lao động.”

Ông Trần Công Tuệ - GĐ công ty TNHH sản xuất và dịch vụ TM Trường Phát, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa: “Sau dịch bệnh, chúng tôi đang tăng trưởng, đó là tín hiệu đáng mừng, trong đó sản xuất tăng trưởng 10%... mức độ tăng lương 20%... Cuối năm nay, chúng tôi sẽ mở 1 cái xưởng khu vực Nông Cống, tạo việc làm cho khoảng1000 lao động.”

Huyện Nông Cống là địa phương có số lượng lao động từ tỉnh ngoài về nhiều nhất tỉnh Thanh Hóa, khoảng trên 12.300 lao động; trong đó, có khoảng 4.300 lao động có nhu cầu học nghề và tìm việc làm tại địa phương. Do vậy, ngay sau khi dịch bệnh Covid 19 trên địa bàn cơ bản được kiểm soát, huyện Nông Cống đã tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp, đơn vị phục hồi sản xuất, kinh doanh gắn với giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Trong đó, huyện chú trọng thu hút các dự án sử dụng nhiều lao động, như: chế biến thức ăn gia súc, nông sản, thủy sản, dược liệu; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ... Đồng thời, khuyến khích các xã phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống, thành lập các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp , nhân cấy nghề mới nhằm thu hút lao động nông nhàn tại địa phương.

Chị Trần Thị Thuận - Thôn Cao Nhuận, xã Vạn Thiện, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa: “Làm nghề đan này công việc ổn định, thu nhập cao, tạo công ăn việc làm lúc nhàn rỗi… mình lại tận dụng thời gian chăm con, làm nông được nữa.”

Chị Trần Thị Thuận - Thôn Cao Nhuận, xã Vạn Thiện, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa: “Làm nghề đan này công việc ổn định, thu nhập cao, tạo công ăn việc làm lúc nhàn rỗi… mình lại tận dụng thời gian chăm con, làm nông được nữa.”

Ông Hoàng Văn Khiêu - Chủ tịch UBND xã Vạn Thiện, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa: “Thực hiện chủ trương của Đảng bộ xã Vạn Thiện, lãnh đạo địa phương đã đấu mối với các doanh nghiệp bên ngoài du nhập các ngành nghề vào địa phương; tổ chức đào tạo được đội nghề và đi vào hoạt động vừa giải quyết được việc làm cho lao động, nâng cao thu nhập cho gia đình.”

Ông Hoàng Văn Khiêu - Chủ tịch UBND xã Vạn Thiện, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa: “Thực hiện chủ trương của Đảng bộ xã Vạn Thiện, lãnh đạo địa phương đã đấu mối với các doanh nghiệp bên ngoài du nhập các ngành nghề vào địa phương; tổ chức đào tạo được đội nghề và đi vào hoạt động vừa giải quyết được việc làm cho lao động, nâng cao thu nhập cho gia đình.”

Để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, huyện Nông Cống đã chỉ đạo các xã, thị trấn thống kê, phân loại lao động, rà soát số người có nhu cầu học nghề, tìm việc làm để xây dựng kế hoạch đào tạo, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị trên địa bàn. Đồng thời, huyện cũng tập trung triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp để tạo thêm nhiều việc làm mới.  

Từ đầu năm đến nay, toàn huyện có 59 doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập mới, giải quyết việc làm cho hơn 2000 lao động nông thôn, chủ yếu là các ngành nghề may mặc, giày da, đan lát, chế biến lương thực, thực phẩm… Từ đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Theo Bản tin THNM 15/6/2022