Giảm miễn dịch cộng đồng do phong trào antivaccine

18:18 - 21/03/2019

(TTV) - Phong trào phản đối tiêm vaccine cho trẻ, hay còn gọi là antivaccine được khởi phát trên mạng xã hội trong khoảng 5 năm trở lại đây. Tháng 1/2019, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã xếp antivaccine vào danh sách 10 mối hiểm họa đe dọa sức khỏe toàn cầu.

 

Với những biện minh vô căn cứ và thiếu tính khoa học như tiêm vaccine là tiêm chất độc vào cơ thể trẻ, trong vaccine chứa hàng loạt chất nguy hại, có thể gây chết người… phong trào antivaccine đã lôi kéo hàng nghìn người tham gia trên mạng xã hội.
Với những biện minh vô căn cứ và thiếu tính khoa học như tiêm vaccine là tiêm chất độc vào cơ thể trẻ, trong vaccine chứa hàng loạt chất nguy hại, có thể gây chết người… phong trào antivaccine đã lôi kéo hàng nghìn người tham gia trên mạng xã hội.

Sức lan tỏa từ cộng đồng mạng đã biến những lý thuyết thiếu căn cứ khoa học thành hành động ngoài thực tế khi trên thế giới ghi nhận hàng loạt các trường hợp cha mẹ từ chối tiêm vaccine cho con. Hậu quả là: ngoài sởi, các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa, rubella và ho gà cũng đang có những diễn biến phức tạp hơn, khi người dân quay lưng lại với vaccine.

Theo cảnh báo của Tổ chức y tế thế giới, việc bài trừ vaccine không chỉ làm giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ, mà còn kéo giảm sức miễn dịch của cả cộng đồng, khiến lá chắn phòng dịch biến mất, tạo điều kiện cho các chủng vi khuẩn, virus biến thể, dẫn đến những biến chứng khó lường trong quá trình điều trị. Tại Thanh Hóa, năm 2018, tỉ lệ tiêm phòng các bệnh sởi, rubella chỉ đạt 87,3% - thấp hơn so với tỉ lệ tiêu chuẩn là 90%; tỉ lệ tiêm phòng vaccine 5 trong 1 cũng đang giảm dần. Đây là mối lo cho cộng đồng và đặc biệt là đối với các bậc cha mẹ có con nhỏ.

Tuyết Hạnh – Xuân Trường