Giáo dục lịch sử địa phương tại các trường học

15:42 - 17/03/2023

Giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng không chỉ giúp học sinh hiểu hơn về những giá trị tốt đẹp của cha ông để lại mà còn vun đắp tình yêu quê hương, khơi dậy niềm tự hào dân tộc cho các em. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục lịch sử địa phương đối với thế hệ trẻ, thời gian qua, ngành giáo dục Thanh Hóa đã tăng cường công tác giáo dục lịch sử địa phương tại các trường học.

Không khô cứng như những bài học trên lớp, không khó tưởng tượng về một nhân vật lịch sử, một sự kiện hay một thời kỳ đã xa…Những câu chuyện về mẹ Tơm - người đã có công nuôi giấu, che chở nhiều cán bộ của Đảng như: Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt... trong thời kỳ hoạt động bí mật của Đảng những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ XX trở nên thật gần gũi, dễ nhớ và đầy xúc động đối với học sinh trường Tiểu học Đa Lộc tại nhà thờ và lăng mộ mẹ Tơm. Qua chuyến đi thực tế này, các em học sinh đã hiểu hơn về quê hương mình, nơi có mẹ Tơm - bà mẹ Việt Nam kiên trung, bất khuất và các em còn thấy rất tự hào khi được sinh ra và lớn lên ở vùng đất cách mạng này.

Giáo dục lịch sử địa phương tại các trường học - Ảnh 2.

Giáo dục lịch sử địa phương tại các trường học - Ảnh 3.

Em Nguyễn Việt Khoa, lớp 4A Trường Tiểu học Đa Lộc

Em Nguyễn Việt Khoa, lớp 4A Trường Tiểu học Đa Lộc chia sẻ: "Thông qua các hoạt động truyền thống của quê hương, em rất tự hào khi được sinh ra ở quê hương này, em hứa sẽ trở thành con ngoan trò giỏi, học tốt và trở thành người có ích cho đất nước."

Tại xã Đa Lộc, giáo dục lịch sử địa phương được các trường học quan tâm và có rất nhiều phương pháp để truyền đạt cho các em học sinh được tiếp cận. Không chỉ gói gọn qua các bài học lịch sử, địa lý, ngữ văn….giáo dục truyền thống còn trở nên đầy hấp dẫn thông qua rất nhiều hoạt động ngoại khóa ý nghĩa....

Giáo dục lịch sử địa phương tại các trường học - Ảnh 4.

Ông Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng trường Tiểu học Đa Lộc

Ông Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng trường Tiểu học Đa Lộc cho biết: "Giáo dục lịch sử địa phương thì chương trình phổ thông đã có. Đồng thời, bằng những hoạt động cụ thể của nhà trường thông qua các hoạt động rung chuông vàng tìm hiểu về quê hương cách mạng cũng như các chuyến đi thăm mộ mẹ Tơm,... thăm gia đình thương binh liệt sĩ...nhà trường muốn các em thấy được truyền thống, thứ hai là học tốt để xứng đáng với quê hương..."

Để các em nắm bắt lịch sử truyền thống một cách trực quan sinh động nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã gắn giáo dục địa phương với các lễ hội truyền thống. Tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc nhân sự kiện lễ hội đền Bà Triệu, các trường học trên địa bàn đã lên kế hoạch, tổ chức cho học sinh đến tham quan, dâng hương tưởng nhớ nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, người đứng đầu cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô xâm lược vào năm 248. Tại đây, những những câu chuyện lịch sử trở nên đầy sinh động và hấp dẫn, dễ nhớ, dễ hiểu, khiến các em học sinh vừa thích thú, vừa ấn tượng và đầy xúc động tự hào về quê hương, đất nước mình.

Giáo dục lịch sử địa phương tại các trường học - Ảnh 5.

Em Nguyễn Lan Anh học sinh lớp 8A trường THCS Triệu Lộc nói: "Trên ghế nhà trường em cũng đã học về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Tại đền Bà Triệu được các anh chị hướng dẫn viên kể các câu chuyện về Bà Triệu, em càng thêm tự hào và cảm thấy thích thú. Em sẽ cố gắng học thật tốt để xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp.."

Việc bám sát sự kiện văn hóa - lịch sử để tổ chức chương trình ngoại khóa là một cách giáo dục văn hoá truyền thống cho học sinh. Từ đó, hình thành và phát triển ở học sinh sự hứng thú tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử  truyền thống của địa phương. Đặc biệt, giáo dục qua lễ hội truyền thống còn giúp học sinh nhớ về nguồn cội, vun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc một cách sinh động, chân thực nhất.

Giáo dục lịch sử địa phương tại các trường học - Ảnh 6.

Ông Lê Trọng Sửu, Hiệu trưởng Trường THCS Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá

Ông Lê Trọng Sửu, Hiệu trưởng Trường THCS Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Trường THCS Triệu Lộc rất tự hào là trường đóng tại xã Triệu Lộc, nơi có di tích Quốc gia đặc biệt. Trong việc giáo dục truyền thống, nhà trường thông qua giáo dục lịch sử địa phương để các em nắm được lịnh sử truyền thống. Hàng năm vào những ngày lễ, thông qua các hoạt động trải nghiệm đến điểm di tích đền Bà Triệu để thục càng yêu quê hương đất nước phá huy được lòng tự hào dân tộc."

Có thể thấy các trường học đã triển khai rất hiệu quả các hoạt động giáo dục lịch sử truyền thống địa phương cho thế hệ trẻ. Thông qua giáo dục truyền thống, nhà trường đã định hướng lý tưởng cho học sinh để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử và tự hào về những giá trị truyền thống ở quê hương mình. 

Nguồn: Chuyên mục Giáo dục khuyến học ngày 16/03/2023