Hiệu quả hoạt động vay vốn tín dụng chính sách ở Thường Xuân

Thời gian qua các hoạt động cho vay vốn tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Thường Xuân đã được triển khai hiệu quả, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2022, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã giải ngân cho hơn 2.300 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn toàn huyện vay với số tiền hơn 118 tỷ đồng.

Thông qua sự bảo lãnh của tổ vay vốn thôn Phú Vinh, năm 2017, gia đình chị Nguyệt được được Ngân hàng chính sách xã hội huyện cho vay số vốn 50 triệu đồng, chị đã đầu tư xây chuồng, mua lợn nái sinh sản để nuôi.

Hiệu quả hoạt động vay vốn tín dụng chính sách ở Thường Xuân - Ảnh 2.

 Đầu năm 2022, gia đình chị Nguyệt được Ngân hàng chính sách xã hội huyện cho vay lên mức 100 triệu đồng. Với số vốn được vay cao hơn, cộng với nguồn vốn tiết kiệm, tích cóp từ chăn nuôi, gia đình chị đã đầu tư mở rộng việc nuôi gà, với gần 8.000 con gà thịt vừa cho xuất chuồng, 2 khu chuồng nuôi lợn thịt và lợn nái sinh sản. Trừ chi phí mỗi năm cho thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Hiệu quả hoạt động vay vốn tín dụng chính sách ở Thường Xuân - Ảnh 3.

Cũng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội huyện, thông qua kênh vay vốn của tổ chức đoàn thanh niên, hiện anh Lương Ngọc Lai đã được Ngân hàng chính sách xã hội huyện cho vay tới 200 triệu đồng. Anh Lai đã thực hiện chăn nuôi kết hợp trồng trọt theo một chuỗi khép kín gồm. Đây là hướng phát triển mới đã giúp mô hình nâng cao hiệu quả chăn nuôi, tận dụng được thức ăn sẵn có, rút ngắn chu kỳ đầu tư, tránh tác động xấu từ biến động của thị trường. Năm 2019, anh Lai đầu tư xây dựng dự án "Trang trại xanh ba sạch" với số vốn gần 2 tỷ đồng, nuôi thêm gà ri thả vườn, trồng dưa vàng an toàn trong nhà lưới, trồng nhiều loài cây ăn quả và trồng rừng. Hiện tai trang trại của anh ngày càng được mở rộng với hàng chục nghìn con gà mỗi lứa, 3 sào Dưa vàng trong nhà lưới, Khu nhà nuôi giun Quế, 4,5 ha rừng trồng keo và một số cây ăn quả khác.

Hiệu quả hoạt động vay vốn tín dụng chính sách ở Thường Xuân - Ảnh 4.

Với sự cố gắng nỗ lực, anh đã được nhận giải thưởng Lương Định Của lần thứ XV năm 2020. Năm 2022, anh là 1 trong số 94 cán bộ đoàn tiêu biểu đạt giải thưởng Lý Tự Trọng.

Với ưu điểm là nguồn vốn vay ưu đãi có lãi suất thấp, thời gian vay kéo dài, nên các hoạt động cho vay vốn tín dụng chính sách là cơ hội giúp người nghèo tiếp cận với vốn vay nhanh chóng, thuận tiện để phát triển kinh tế gia đình. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2022, NHCSXH huyện đã giải ngân cho hơn 2.300 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn toàn huyện vay với số tiền hơn 118 tỷ đồng.

Hiệu quả hoạt động vay vốn tín dụng chính sách ở Thường Xuân - Ảnh 5.

Qua kiểm tra, đánh giá về hiệu quả tín dụng chính sách cho thấy, đa số các hộ được vay vốn chính sách đã chuyển biến về ý thức trong sử dụng vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích thoát nghèo, chuyển biến về ý thức vay trả. Nhiều hộ nghèo đã cải thiện đời sống nhờ sử dụng vốn ưu đãi. Nhiều hộ vay vốn đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, xây dựng mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu, trở thành tấm gương cho các hộ khác học tập, từ đó tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong phong trào giảm nghèo bền vững. Việc phối hợp giữa ngân hàng và các tổ vay vốn rất chặt chẽ, các hộ dân có nhu cầu đăng ký vay đều được thẩm định nhu cầu, mục đích, quá trình triển khai thực hiện nguồn vốn vay được triển khai nhanh chóng, đúng đối tượng thụ hưởng, người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích và phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn.

Hiệu quả hoạt động vay vốn tín dụng chính sách ở Thường Xuân - Ảnh 6.

 

Nguồn: Trang địa phương 21/7/2022