Hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm mắm của Thanh Hóa

19:58 - 28/10/2023

Cùng với việc hỗ trợ xây dựng thành công thương hiệu OCOP cho các sản phẩm mắm, thời gian qua, tỉnh Thanh Hoá luôn quan tâm hỗ trợ xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, qua đó góp phần thúc đẩy hợp tác giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm. Ghi nhận của nhóm phóng viên thời sự tại "Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam gắn với hệ thống cơ quan ngoại giao, tham tán nước ngoài tại Việt Nam" vừa diễn ra tại Hà Nội.

Nước mắm, mắm tôm, mắm tép thương hiệu Tác Huy, Lê Gia, Tuyến Hòa, Cự Nham… là những sản phẩm Ocop của Thanh Hóa được chọn tham gia trưng bày, giới thiệu tại "Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam gắn với hệ thống cơ quan ngoại giao, tham tán nước ngoài tại Việt Nam".

Hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm mắm của Thanh Hóa - Ảnh 2.

Do đảm bảo tiêu chí về chất lượng, đa dạng về chủng loại, mẫu mã … nên các sản phẩm mắm của Thanh Hóa được khách hàng quan tâm, lựa chọn.

Hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm mắm của Thanh Hóa - Ảnh 3.

Anh Dương Quỳnh - Khách hàng Hà Nội

Anh Dương Quỳnh, khách hàng Hà Nội, cho biết: "Đến với hội chợ này, tôi thấy sản phẩm mắm của Thanh Hóa rất chất lượng, mẫu mã đẹp, lại chứng nhận Ocop tôi tin tưởng để mua".

Sự kiện có sự tham gia của hơn 40 đơn vị, doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố có sản phẩm nước mắm, mắm các loại đạt chuẩn Ocop như: Thanh Hóa, Lào Cai, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Bình Thuận, Phú Yên... Riêng tỉnh Thanh Hóa hiện có 34 sản phẩm mắm truyền thống được công nhận sản phẩm Ocop 3 - 4 sao, trong đó, có 1 sản phẩm mắm tôm Lê Gia được công nhận Ocop 5 sao. Các sản phẩm mắm đạt Ocop được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước, 2 sản phẩm đã xuất khẩu ra nước ngoài, lượng tiêu thụ sản phẩm mắm tăng gấp 3- 4 lần so với trước đây.

Hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm mắm của Thanh Hóa - Ảnh 4.

Tham gia sự kiện xúc tiến thương mại như thế này đã tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng; đồng thời, quảng bá nét văn hoá ẩm thực đặc trưng của Việt Nam đến du khách trong và ngoài nước.

Hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm mắm của Thanh Hóa - Ảnh 5.

Hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm mắm của Thanh Hóa - Ảnh 6.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp

Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp, cho biết: "Thanh Hóa là địa phương có tiềm năng về sản xuất nước mắm, mắm rất lớn, có nhiều sản phẩm Ocop rất tiềm năng để phát triển. Ngoài những hoạt động xúc tiến thương mại như thế này, chúng tôi nghĩ sẽ hỗ trợ các đơn vị quảng bá trên các nền tảng thông tin điện tử, tăng sức tiêu thụ".

Theo kế hoạch của văn phòng điều phối Nông thôn mới Thanh Hóa, từ nay đến cuối năm 2023 sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các chủ thể tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại một số tỉnh như: Vĩnh Phúc, Nam Định, Quảng Ninh… tạo thêm cơ hội để quảng bá, kết nối giao thương, góp phần tăng sức tiêu thụ, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP của tỉnh.

Nguồn: TS Tối 28/10/2023