Hồi sinh giun đông lạnh trong suốt 42.000 năm ở Siberia

21:46 - 20/02/2020

Các nhà khoa học vừa phát hiện ở Siberia, băng vĩnh cửu đang giải phóng tuyến trùng là những con giun siêu nhỏ sống trong đất trong tình trạng đóng băng sâu kể từ thế Pleistocene.

 

 

Hồi sinh giun đông lạnh trong suốt 42.000 năm ở Siberia - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Tuyến trùng nhỏ như thế này được phát hiện là khỏe mạnh bất ngờ, hồi sinh sau hàng ngàn năm bị đóng băng trong băng Bắc Cực.

Như vậy, dù đã bị đóng băng trong hàng chục ngàn năm, hai loài giun mới đã được hồi sinh thành công.

Đây là bằng chứng đầu tiên về các sinh vật đa bào trở lại cuộc sống sau một giấc ngủ dài ở vùng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực.

Mặc dù tuyến trùng rất nhỏ, thường có chiều dài khoảng 1 milimet và chúng được biết là sở hữu khả năng ấn tượng. Một số được tìm thấy sống ở khoảng cách 1,3 km bên dưới bề mặt Trái đất, sâu hơn bất kỳ động vật đa bào khác.

Đối với nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã phân tích 300 mẫu băng vĩnh cửu ở Bắc Cực và tìm thấy hai mẫu chứa nhiều tuyến trùng được bảo quản tốt.

Một mẫu được thu thập từ một hang hóa thạch gần sông Alazeya ở phía đông bắc Yakutia, Nga, từ các mỏ được ước tính khoảng 32.000 năm tuổi. Các mẫu băng vĩnh cửu khác đến từ sông Kolyma ở phía đông bắc Siberia và tuổi của các mỏ gần đó là khoảng 42.000 năm.

Các nhà nghiên cứu đã phân lập được giun từ các mẫu băng vĩnh cửu, phát hiện ra chúng đại diện cho hai loài tuyến trùng được biết đến: Panagrolaimus detritophagus và Plectus parvus.

Sau khi rã đông giun, các nhà nghiên cứu thấy chúng bất ngờ di chuyển và ăn được. Đây là bằng chứng đầu tiên về "bảo quản lạnh tự nhiên" của động vật đa bào.

Tuy nhiên, tuyến trùng không phải là sinh vật đầu tiên thức dậy sau thời gian siêu dài như vậy. Trước đây, một nhóm các nhà khoa học khác đã xác định được một loại virus khổng lồ đã được cứu sống sau khi trải qua 30.000 năm bị đóng băng trong băng vĩnh cửu Siberia.

Minh Long/Dân Trí

Theo Live Science

Hồi sinh giun đông lạnh trong suốt 42.000 năm ở Siberia - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Tuyến trùng nhỏ như thế này được phát hiện là khỏe mạnh bất ngờ, hồi sinh sau hàng ngàn năm bị đóng băng trong băng Bắc Cực.

Như vậy, dù đã bị đóng băng trong hàng chục ngàn năm, hai loài giun mới đã được hồi sinh thành công.

Đây là bằng chứng đầu tiên về các sinh vật đa bào trở lại cuộc sống sau một giấc ngủ dài ở vùng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực.

Mặc dù tuyến trùng rất nhỏ, thường có chiều dài khoảng 1 milimet và chúng được biết là sở hữu khả năng ấn tượng. Một số được tìm thấy sống ở khoảng cách 1,3 km bên dưới bề mặt Trái đất, sâu hơn bất kỳ động vật đa bào khác.

Đối với nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã phân tích 300 mẫu băng vĩnh cửu ở Bắc Cực và tìm thấy hai mẫu chứa nhiều tuyến trùng được bảo quản tốt.

Một mẫu được thu thập từ một hang hóa thạch gần sông Alazeya ở phía đông bắc Yakutia, Nga, từ các mỏ được ước tính khoảng 32.000 năm tuổi. Các mẫu băng vĩnh cửu khác đến từ sông Kolyma ở phía đông bắc Siberia và tuổi của các mỏ gần đó là khoảng 42.000 năm.

Các nhà nghiên cứu đã phân lập được giun từ các mẫu băng vĩnh cửu, phát hiện ra chúng đại diện cho hai loài tuyến trùng được biết đến: Panagrolaimus detritophagus và Plectus parvus.

Sau khi rã đông giun, các nhà nghiên cứu thấy chúng bất ngờ di chuyển và ăn được. Đây là bằng chứng đầu tiên về "bảo quản lạnh tự nhiên" của động vật đa bào.

Tuy nhiên, tuyến trùng không phải là sinh vật đầu tiên thức dậy sau thời gian siêu dài như vậy. Trước đây, một nhóm các nhà khoa học khác đã xác định được một loại virus khổng lồ đã được cứu sống sau khi trải qua 30.000 năm bị đóng băng trong băng vĩnh cửu Siberia.

Minh Long

Theo Live Science