Huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa phát triển rừng trồng gỗ lớn

08:46 - 29/02/2020

(TTV)- Phát huy tiềm năng lợi thế của huyện miền núi, có diện tích đất lâm nghiệp lớn, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng Đề án trồng rừng gỗ lớn giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030 , đồng thời chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, vận động người dân tích cực t rồ ng rừng sản xuất, chú trọng tr ồ ng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng g ỗ nhỏ sang kinh doa n h rừng trồng gỗ lớn.

 

Gia đình anh Lò Văn Quyết, ở thôn Ngoài, xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân vừa hoàn thành 3 ha rừng trồng vụ xuân năm nay. Toàn bộ diện tích này, anh dự tính sẽ phát triển theo hướng rừng gỗ lớn.

Anh Lò Văn Quyết- Thôn Ngoài, xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa:  "Trước đây trồng mía thấy không hiệu quả nay tôi trồng keo, cũng phải để 10-12 năm mới thu hoạch lợi nhuận mới cao, chứa 5 năm đã thu thì thấp quá "
Anh Lò Văn Quyết- Thôn Ngoài, xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa: "Trước đây trồng mía thấy không hiệu quả nay tôi trồng keo, cũng phải để 10-12 năm mới thu hoạch lợi nhuận mới cao, chứ 5 năm đã thu thì thấp quá"

Ông Lò Thanh Bình cũng là một trong những hộ trồng rừng của xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân, cho biết: Nếu trồng 1 ha keo để chu kỳ 5 năm, người dân chỉ thu được khoảng 70 tấn gỗ, cho giá trị khoảng 60-80 triệu đồng.

Nhưng nếu để tầm 10-12 năm, sản lượng gỗ đạt được tới 300-350 tấn, giá trị của gỗ lớn bán cũng cao hơn, lại giảm được 1 lần mua giống nên thu nhập đạt tới trên 500 triệu đồng. Nhưng trồng rừng gỗ lớn phải tuân thủ các yếu tố kỹ thuật, như với trồng keo, trong khi  rừng gỗ nhỏ để mật độ dày khoảng 3600 cây/1 ha, thì rừng gỗ lớn chỉ nên trồng với mật độ 2500 cây/ha, đồng thời luôn phải chú trọng khâu chăm sóc.

Trên thực tế nhiều năm trước, đa số người trồng rừng trên địa bàn huyện Như Xuân vẫn có thói quen trồng rừng dày, thu hoạch sớm bán làm dăm gỗ. Lợi nhuận  thu được của rừng kinh doanh gỗ nhỏ mới chỉ đáp ứng nhu cầu đời sống trước mắt mà chưa có khả năng tích lũy, làm giàu từ rừng.

Để nâng cao giá trị kinh tế từ phát triển rừng, huyện Như Xuân đã xây dựng Đề án trồng rừng gỗ lớn giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030. Mục tiêu: mỗi năm trồng mới 1000 ha rừng, trong đó có trên 50 ha rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn bình quân đạt 100 ha, phấn đấu đến năm 2025 có 1.600 ha rừng gỗ lớn.

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp động bộ, chú trọng xây dựng các mô hình mẫu tại các xã, sau 5 năm thực hiện đề án, đến nay, trong số trên 12 nghìn ha rừng trồng trên địa bàn huyện Như Xuân, đã có 1.500 ha rừng gỗ lớn. Đặc biệt,  năm 2020 này, huyện Như Xuân sẽ trồng mới 1.000 ha rừng, trong đó khoảng 800 ha được trồng và chăm sóc theo hướng phát triển rừng gỗ lớn.

Ông Đồng Văn Thanh- Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa  (2292: 0’03-0’43: Chúng tôi xây dựng kế hoạch tổ chức lớp tập huấn về hiệu quả rừng gỗ lớn, hướng dẫn các HTX xây dựng vườn ươm nhân giống  cây để người dân mua giống có chất lượng,…để nhân dân yên tâm trồng rừng "
Ông Đồng Văn Thanh- Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa: "Chúng tôi xây dựng kế hoạch tổ chức lớp tập huấn về hiệu quả rừng gỗ lớn, hướng dẫn các HTX xây dựng vườn ươm nhân giống cây để người dân mua giống có chất lượng,…để nhân dân yên tâm trồng rừng"

Mô hình trồng rừng gỗ lớn và mô hình chuyển hóa rừng trồng  trên địa bàn huyện Như Xuân bước đầu đã phát huy được tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế rừng, đáp ứng nhu cầu cung cấp gỗ cho các cơ sở chế biến trong và ngoài tỉnh, đồng thời góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập từ phát triển kinh tế rừng cho người dân địa phương.

Theo THNM 29/2/2020