Khám chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chip: Những hạn chế cần khắc phục

18:31 - 06/01/2023

Việc sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip thay thế cho thẻ bảo hiểm y tế giấy khi đi khám chữa bệnh mang lại thuận tiện cho cả cơ sở khám chữa bệnh và người bệnh. Tuy nhiên, bước đầu triển khai đã xuất hiện một số khó khăn, bất cập.

Số lượng người sử dụng thẻ căn cước công dân tích hợp để khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hàm Rồng chưa nhiều. Song bước đầu cho thấy đã mang lại nhiều thuận lợi cho cả bệnh nhân đến khám và công tác quản lý tại bệnh viện.

Khám chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chip: Những hạn chế cần khắc phục - Ảnh 2.

Tuy nhiên, do mới triển khai nên bước đầu việc sử dụng thẻ căn cước công dân tích hợp để khám chữa bệnh một số khăn nhất định như: Nhiều thẻ khi đưa vào máy quét không đọc được hoặc đọc không đúng tên tuổi của chủ thẻ. Khi dùng thẻ giấy, bệnh nhân đến khám hoặc điều trị nội trú bệnh viện sẽ giữ thẻ bảo hiểm y tế và trả lại khi kết thúc quá trình điều trị. Nhưng khi áp dụng khám chữa bệnh bằng thẻ căn cước công dân gắn chip, đã xuất hiện tình trạng bệnh nhân chưa kết thúc đợt điều trị đã rời khỏi bệnh viện, không thanh toán viện phí hoặc khoản đồng chi trả.

Khám chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chip: Những hạn chế cần khắc phục - Ảnh 3.

Chị Võ Thị Tường Vi, Kế toán Bệnh viện Đa khoa Hàm Rồng, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Chị Võ Thị Tường Vi, Kế toán Bệnh viện Đa khoa Hàm Rồng, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhiều người dân còn chưa nắm vững thông tin cần thiết là khi đi khám, chữa bệnh mang thẻ căn cước công dân thay vì thẻ bảo hiểm y tế như trước. Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét giải quyết các bất cập, để triển khai dùng căn cước công dân tốt hơn."

Hiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Công an và các cơ sở khám chữa bệnh đang phối hợp để xử lý, khắc phục sớm những khó khăn này để việc khám, chữa bệnh bằng thẻ căn cước công dân gắn chip được triển khai thuận lợi nhất cho người có thẻ bảo hiểm y tế.


Nguồn: Bản tin Thời sự 18h30 ngày 06/01/2023