Khó khăn trong việc thi hành án dân sự đối với chủ tàu cá 67

21:26 - 21/05/2022

(TTV)- Hiện nay nhiều tàu cá được đóng mới theo Nghị định 67/2014 hoạt động không hiệu quả, thua lỗ dẫn đến không trả được nợ nên đã bị các ngân hàng siết nợ, khởi kiện ra tòa. Trên cơ sở bản án của Tòa án, đơn thi hành án của ngân hàng, các tàu cá này đang được cơ quan thi hành án các địa phương thực hiện thi hành án. Tuy nhiên, trong quá trình kê biên, xác minh tài sản thế chấp, phát mại tài sản, cơ quan thi hành án gặp không ít khó khăn đối với chủ tàu cá 67.

Ngày 18/7/2017, Agribank chi nhánh Hậu Lộc- Bắc Thanh Hóa cho gia đình ông Nguyễn Văn Tươi, thường trú tại thôn Minh Thọ, xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc vay số tiền hơn 9,1 tỷ để đóng mới tàu cá vỏ gỗ mang ký hiệu TH 92886, công suất 829 CV theo Nghị định 67/2014 của Chính phủ. Do hoạt động không hiệu quả, thua lỗ, không trả được nợ, ông Tươi bị ngân hàng khởi kiện ra tòa án.

Theo quyết định  của bản án số 104/ 2021 ngày 25 tháng 11 năm 2021 của  Tòa án nhân dân huyện Hậu lộc, gia đình ông Nguyễn Văn Tươi phải trả nợ số tiền gần 10 tỷ đồng, trong đó nợ gốc trên 9,1 tỷ và gần 825 triệu tiền lãi cho ngân hàng  Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Hậu Lộc- Bắc Thanh Hóa.

Sau khi tiếp nhận đơn thi hành án của ngân hàng, chi cục thi hành án dân sự huyện Hậu Lộc đã ban hành quyết định 330 ngày 03/03/2022 thi hành án đối với gia đình ông Tươi. Tuy nhiên, hiện nay con tàu này đã xuống cấp, nhiều hạng mục không còn hoặc đã hư hỏng,  tàu không thể hoạt động bình thường. Để bảo quản, sữa chữa tàu, chi cục thi hành án dân sự Hậu Lộc phải thuê một công ty để trông coi, bảo quản tàu.

Ông Nguyễn Văn Thuận- Công ty TNHH một thành viên Thuận Đào, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa:  "Neo dây, bảo đảm an cho tàu nắng khô nhiều hỏ đường mạch, nước vào không an toàn, đắm tàu có thể xảy ra, máy chính không nổ được, bình ắc quy không có điện, bão gió không đưa tàu lên bờ được. Trang thiết bị trên tàu bị tháo bỏ cơ bản, ngư cụ sào, sắt  rỉ tợn, đề nghị bán sớm tốt hơn. "
Ông Nguyễn Văn Thuận- Công ty TNHH một thành viên Thuận Đào, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa: "Neo dây, bảo đảm an cho tàu nắng khô nhiều hở đường mạch, nước vào không an toàn, đắm tàu có thể xảy ra, máy chính không nổ được, bình ắc quy không có điện, bão gió không đưa tàu lên bờ được.."

Trên địa bàn huyện Hậu Lộc có 15 tàu đóng mới theo nghi định 67, trong đó, có 6 tàu sau khi có bản án của Tòa án nhân dân huyện Hậu Lộc, đơn yêu cầu thi hành án của Ngân hàng đã được chuyển hồ sơ sang chi cục Thi hành án dân sự huyện Hậu Lộc thực hiện thanh lý, thu hồi nợ.

Việc thu hồi nợ đối với các khoản vay đóng tàu cá theo Nghị định 67 trên địa bàn huyện Hậu Lộc cũng như các huyện khác trên địa bàn toàn tỉnh gặp không ít khó khăn, đa phần khi đấu giá thành công thì số tiền thu được chỉ thanh toán được một phần nhỏ so với khoản nợ mà chủ tàu đã vay và đang dư nợ tại các ngân hàng.

Ông Lê Xuân Trường- Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa:  "Trong quá trình thi hành, chấp hành viên gặp nhiều khó khăn, đói tượng không chấp hành, phải phối hợp với nhiều cơ quan chức năng để thực hiện, tàu không về càng, vào bờ, phải dò xem tàu đang neo đạu ở khu vực nào, di lý tàu về nơi an toàn để kê biên, xử lý tài sản. Khi bán phải giảm giá nhiều lần. Mong muốn phối hợp ngân hàng, để có giải pháp xử lý nhanh thu hồi nợ cho nhà nước "
Ông Lê Xuân Trường- Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa: "Trong quá trình thi hành, chấp hành viên gặp nhiều khó khăn, đối tượng không chấp hành, phải phối hợp với nhiều cơ quan chức năng để thực hiện, tàu không về càng, vào bờ, phải dò xem tàu đang neo đạu ở khu vực nào, di lý tàu về nơi an toàn để kê biên, xử lý tài sản. Khi bán phải giảm giá nhiều lần. Mong muốn phối hợp ngân hàng, để có giải pháp xử lý nhanh thu hồi nợ cho nhà nước"

Sau vài năm hoạt động, giá trị tàu cá 67 sau khi thi hành án thu về rất thấp so với giá trị thực tế, gây thất thoát tiền của ngân hàng, gây thiệt hại cho người dân, khó khăn cho các cơ quan thi hành án. Để tháo gỡ những khó khăn cho các chủ tàu cá 67, đồng thời giải quyết những bất cập trong qúa trình thực hiện thi hành án đối với chủ tàu cá 67, hiện nay các đơn vị, địa phương đang tổ chức nhiều cuộc họp bàn biện pháp hỗ trợ tàu cá 67. 

Ông Thi Văn Tân- Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNTVN- Chi nhánh Nam Thanh Hóa:  "Chúng tôi xem xét có chính sách phối hợp với ngư dân, áp dụng hỗ trợ cho khách hàng. Đề nghị ban chỉ đạo cho vay đánh giá toàn bộ chủ tàu, đối với chủ tàu còn hoạt động hỗ trợ hiệu quả có gp hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ tiền dầu, bảo hiểm, trang thiết bị..đối với chủ tàu nằm bờ cần phối hợp xử lý dứt điểm, phối hợp xử lý bán tài sản, thu hồi nợ cho ngân hàng "
Ông Thi Văn Tân- Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNTVN- Chi nhánh Nam Thanh Hóa: "Chúng tôi xem xét có chính sách phối hợp với ngư dân, áp dụng hỗ trợ cho khách hàng. Đề nghị ban chỉ đạo cho vay đánh giá toàn bộ chủ tàu, đối với chủ tàu còn hoạt động hỗ trợ hiệu quả có giải pháp hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ tiền dầu, bảo hiểm, trang thiết bị..đối với chủ tàu nằm bờ cần phối hợp xử lý dứt điểm, phối hợp xử lý bán tài sản, thu hồi nợ cho ngân hàng"

Nghề đánh bắt thủy hải sản không chỉ giải quyết việc làm, thu nhập cho ngư dân vùng biển mà còn phát huy sức mạnh của ngư dân trong việc bảo vệ lãnh thổ biển đảo quốc gia. Do vậy, các ngành chức năng cần sớm có cơ chế chính sách hợp lý , giải quyết những vướng mắc còn tồn tại của tàu 67, đồng thời có giải pháp xử lý dứt điểm, cho thanh lý đối với những chủ tàu cá có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước và viện nhiều lý do khác nhau để trốn tránh trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng.

Theo Xuân Thu- Quang Phú- Đức Anh/Vấn đề bạn quan tâm 21/5/2022