Kiểm lâm Thanh Hóa – 50 năm xây dựng và phát triển

10:12 - 12/05/2023

Cách đây 50 năm, ngày 21/5/1973, Hội đồng Chính phủ đã Ban hành Nghị định số 101, quy định hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Kiểm lâm Nhân dân, đánh dấu sự ra đời chính thức của lực lượng chuyên trách làm công tác quản lý, bảo vệ rừng. Tiếp đó, ngày 15/11/1973, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa được thành lập. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, lực lượng kiểm lâm Thanh Hóa đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, từng bước khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, cũng như đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh.

Vào cuối những năm 1990, Thanh Hóa là tỉnh đầu tiên trong cả nước hoàn thành cơ bản công tác giao đất lâm nghiệp, làm cho rừng có chủ đích thực. Kết quả này có vai trò, đóng góp quan trọng của Kiểm lâm Thanh Hóa trong  tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, tích cực vận động nhân dân và tổ chức triển khai thực hiện chủ trương giao đất lâm nghiệp. Rừng thực sự có chủ, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng, đã tạo nên động lực quan trọng thúc đẩy chủ rừng và cộng đồng dân cư tích cực bảo vệ và phát triển rừng.

Kiểm lâm Thanh Hóa – 50 năm xây dựng và phát triển - Ảnh 2.

Đầu những năm 2000, đề án xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ rừng, đưa Kiểm lâm viên về công tác tại địa bàn xã của Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa đượcn triển khai và cũng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thực hiện trong phạm vi cả nước.

Kiểm lâm Thanh Hóa – 50 năm xây dựng và phát triển - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Hữu Thiện Cục trưởng Cục Kiểm lâm – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ông Nguyễn Hữu Thiện - Cục trưởng Cục Kiểm lâm –  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: "Kiểm lâm Thanh Hóa đi đầu trong nhiều hoạt động, đạt được nhiều thành tích, có nhiều đóng góp hy sinh".

Với phương châm "sát dân, bám rừng" lực lượng Kiểm lâm Thanh Hóa đã ngày đêm bám sát địa bàn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, đấu tranh trấn áp các ổ nhóm lâm tặc, các đường dây buôn lậu lâm sản.

Kiểm lâm Thanh Hóa – 50 năm xây dựng và phát triển - Ảnh 4.

Nhờ đó, những năm vừa qua số vụ vi phạm pháp luật Lâm nghiệp hàng năm đều giảm sâu. Năm 2020 số vụ vi phạm pháp luật Lâm nghiệp giảm 16,22%, năm 2021 giảm 21% và năm 2022 giảm trên 16%; đặc biệt là không để hình thành các "điểm nóng" về phá rừng, khai thác rừng, buôn bán lâm sản trái phép. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng luôn được Chi cục Kiểm lâm triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt bằng nhiều giải pháp, trong đó có sự tham gia phối hợp hiệu quả của nhiều lực lượng và quần chúng nhân dân.

Kiểm lâm Thanh Hóa – 50 năm xây dựng và phát triển - Ảnh 5.

Ông Nguyễn Văn Hiến Đội phó Đội Kiểm lâm cơ động và PCCC rừng số 2, Chi cục Kiểm Lâm Thanh Hóa

Ông Nguyễn Văn Hiến - Đội phó Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng số 2, Chi cục Kiểm Lâm Thanh Hóa chp biết: "Tinh thần sẵn sàng, tuần tra thực hiện nhiệm vụ không kể ngày đêm, mưa nắng".

Hiện nay mỗi năm, Thanh Hóa đều trồng trên 10 nghìn ha rừng tập trung và hàng triệu cây phân tán; trồng mới, chuyển hóa  hàng nghìn ha rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến và xuất khẩu, đem lại giá trị kinh tế cao. Rừng đặc dụng được đầu tư, bảo vệ nghiêm ngặt; các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học được đẩy mạnh, gắn kết chặt chẽ giữa bảo vệ tài nguyên, bảo vệ nguồn gen quý hiếm, nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái, phục vụ đời sống Nhân dân.

Những bước phát triển của ngành lâm nghiệp Thanh Hóa trong thời gian qua luôn gắn liền với vai trò, đóng góp quan trọng của lực lượng kiểm lâm, những người ngày đêm gìn giữ kho "vàng xanh" của đất nước.

Nguồn: THNM 12/05/2023