Lan tỏa mô hình “thôn thông minh”

Xây dựng thôn thông minh hướng tới mục tiêu xã thông minh được xác định là một trong những nội dung quan trọng của chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn. Do đó, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện mô hình thôn thông minh. Việc xây dựng thôn thông minh đang có sức lan tỏa mạnh mẽ, giúp người dân nông thôn tiếp cận gần hơn các ứng dụng công nghệ số, nâng cao chất lượng đời sống.

Minh Đức là thôn đầu tiên của xã Thiệu Long, huyện Thiêụ Hóa được lựa chọn xây dựng thôn thông minh. Thôn hiện có 430 hộ với 1610 nhân khẩu, trước đây việc sử dụng zalo, điện thoại thông minh rất hạn chế, mỗi lần thông báo về các sự kiện, hội họp, cán bộ thôn phải sử dụng loa truyền thanh hoặc giấy mời. Giờ đây, với ứng dụng zalo, người dân địa phương đã nhận được thông tin một cách nhanh chóng ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, thông qua ứng dụng zalo người dân trong thôn đã tương tác, chia sẻ, phản ánh tình hình trong thôn với cán bộ thôn để kịp thời định hướng thông tin, tuyên truyền. Hiện Nhà văn hoá thôn Minh Đức cũng đã được lắp đặt Wifi tốc độ cao, đài truyền thanh thông minh của thôn phát sóng trên nền tảng 3G, 4G đem đến cho người dân nhiều lựa chọn tiếp nhận thông tin; 100% số hộ dân có điện thoại thông minh, 90,4% hộ lắp đặt mạng internet, trên 70% số người trong độ tuổi lao động có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu như sử dụng phần mềm khám bệnh, tra cứu thông tin BHYT, BHXH qua phần mềm VssID…Ngoài ra, thôn đã có hệ thống camera an ninh, và trên 70% hộ dân lắp đặt camera an ninh tại gia đình.

Lan tỏa mô hình “thôn thông minh”- Ảnh 1.

Lan tỏa mô hình “thôn thông minh”- Ảnh 2.

Ông Đỗ Văn Chuyên, Bí thư chi bộ thôn Minh Đức, xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Ông Đỗ Văn Chuyên, Bí thư chi bộ thôn Minh Đức, xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Từ ngày thôn xây dựng thôn thông minh đến nay là nhân dân được hưởng thụ rất là lớn, đặc biệt là công tác tuyên truyền, an ninh, đặc biệt hiên nay 100% nhân dân có điện thoại thông minh, từ điện thoại thông minh chúng tôi thông tin trên zalo, facebook là nhân dân nắm được hết thông tin". 

Lan tỏa mô hình “thôn thông minh”- Ảnh 3.

Ông Lê Văn Bé, Chủ tịch UBND xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Ông Lê Văn Bé, Chủ tịch UBND xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Xây dựng thông thông minh trên cơ sở 6 tiêu chí xây dựng thôn thông minh thì đến nay chúng tôi đã hoàn thiện xong cả 6 tiêu chí. Chúng tôi đã đầu tư hai mô hình, 1 là hệ thống camera giám sát của thôn, thứ 2 là truyền thanh thông minh, ngoài ra chúng tôi đã vận động nhân dân trong độ tuổi lao động cài đăt dịch vụ công trực tuyến… Trong việc xây dựng thông thông minh gắn với chuyển đổi số mang lại hiêu quả nên người dân rất tích cực tham gia".

Thực hiện mô hình thôn thông minh, thôn Nguyên Lý, xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa đã ứng dụng các nền tảng số để thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động sử dụng điện thoại thông minh đạt trên 90%, có mạng wifi ở nhà văn hóa thôn, hệ thống camera an ninh, hệ thống đèn chiếu sáng công cộng ứng dụng thiết bị thông minh để kiểm soát công suất, tắt, mở mỗi khi cần. Việc ứng dụng hiệu quả công nghệ số tại thôn Nguyên Lý đã thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, góp phần đưa xã Thiệu Nguyên sớm trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Lan tỏa mô hình “thôn thông minh”- Ảnh 4.

Lan tỏa mô hình “thôn thông minh”- Ảnh 5.

Ông Mai Văn Kỳ, Bí thư chi bộ thôn Nguyên Lý, xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Ông Mai Văn Kỳ, Bí thư chi bộ thôn Nguyên Lý, xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Bước đầu có những khó khăn, với sự tập trung cao của chi bộ, chúng tôi đã phân công 1 số đảng viên trẻ có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin ứng dụng trên điện thoại đi đến các hộ dân hương dẫn người dân sử dụng… qua việc đấy nhân dân thấy có cái thuận lợi và đồng tình với chủ trương của chi bộ".

Lan tỏa mô hình “thôn thông minh”- Ảnh 6.

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống đã lựa chọn thôn Đồng Thanh để xây dựng mô hình thôn thông minh. Để tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân, thôn đã phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, đảng viên trong thôn hướng dẫn các hộ dân trên tham gia tìm hiểu chuyển đổi số, sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Hiện trên tuyến đường trong thôn đều có camera an ninh, 100% gia đình đều sử dụng các dịch vụ viễn thông đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, học tập, giải trí, phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, người dân trong độ tuổi lao động của thôn cũng đã tiếp cận các nền tảng công nghệ số, phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh; kinh doanh, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các nên tảng điện tử, nhất là các sản phẩm OCOP.

Lan tỏa mô hình “thôn thông minh”- Ảnh 7.

Bà Nguyễn Thị Thảo, Phó giám đốc Công ty cổ phần Yến sào VN Nam Khánh NEST, thôn Đồng Thanh, xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Khi đã ứng dụng thôn thôn minh, xã thông minh, thì tất cả mọi giao dịch mua bán hàng hóa sẽ được chech mã, và chúng tôi sẽ thu được tiền ngay của khách hàng của mình mà không phải tốn kèm để in phiếu, qua các bước. Bản thân chúng tôi là người dân chúng tôi đang được thụ hưởng, tạo điều kiện cho chúng tôi kinh doanh".

Lan tỏa mô hình “thôn thông minh”- Ảnh 8.

Ông Đỗ Ngọc Long, Phó chủ tịch UBND xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

Ông Đỗ Ngọc Long, Phó chủ tịch UBND xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Để xây dựng thành công thôn thông minh, xã Vạn Hòa đã có nghị quyết, kế hoạch chỉ đạo cụ thể trong đó kêu gọi, xã hội hóa là chủ yếu. Hiện nay thôn Đồng Thanh đã đạt các tiêu chí thôn thông minh. Vạn Hòa sẽ tiếp tục duy trì và năm 2024 sẽ nhân rộng ra các thôn các để thực hiện đề án chuyển đổi số".

Lan tỏa mô hình “thôn thông minh”- Ảnh 9.

Hiện nay, hầu hết các thôn được chọn xây dựng thôn thông minh trên địa bàn Thanh Hóa đều đã thành lập trang thông tin thôn, xóm, các đoàn thể trên nền tảng mạng xã hội Zalo, giúp người dân nhanh chóng tiếp cận thông tin mới một cách chính xác, thuận tiện. Đến nay, đã có 15 thôn trên địa bàn tỉnh được công nhận đạt chuẩn thôn thông minh. Xây dựng thôn thông minh là một trong những mục tiêu quan trọng góp phần hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025. Đây cũng là tiền đề hướng tới xây dựng mô hình xã nông thôn mới thông minh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn, xây dựng nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại. 

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Công nghệ ngày 19/01/2024