Lễ hội Mường Khô - Nơi hội tụ và tỏa sáng giá trị văn hóa của dân tộc Mường

Lễ hội Mường Khô, huyện Bá Thước được tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh cho nhân dân. Các nghi thức cúng tế, các trò chơi, trò diễn dân gian, nhạc cụ cồng chiêng đặc sắc của dân tộc Mường tại lễ hội đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hoá phi vật thể xứ Thanh. Với những giá trị to lớn về mặt văn hóa, lịch sử và khoa học, Lễ hội Mường Khô đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Hàng năm, cứ vào ngày 10 tháng Giêng, các xã thuộc xứ Mường khô và huyện Bá Thước lại hân hoan tổ chức Lễ hội Mường Khô để tưởng nhớ công lao to lớn của Quận công Hà Công Thái và các anh hùng, nghĩa sỹ.

Lễ hội Mường Khô - Nơi hội tụ và tỏa sáng giá trị văn hóa của dân tộc Mường- Ảnh 1.

Lễ hội Mường Khô lúc đầu chỉ là việc thờ cúng của gia đình, dòng họ, sau trở thành lễ hội lớn của cả một vùng, thể hiện nét đẹp trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Mường ở vùng cao xứ Thanh.

Lễ hội Mường Khô - Nơi hội tụ và tỏa sáng giá trị văn hóa của dân tộc Mường- Ảnh 2.

Lễ hội Mường Khô - Nơi hội tụ và tỏa sáng giá trị văn hóa của dân tộc Mường- Ảnh 3.

Bà Hà Thị Bằng, Thủ từ Đền thờ Quận công Hà Công Thái, xã Điền Trung, huyện Bá Thước

Bà Hà Thị Bằng, Thủ từ Đền thờ Quận công Hà Công Thái, xã Điền Trung, huyện Bá Thước cho biết: "Sáng ngày mùng 10 chọn giờ tốt sẽ tiến hành rước kiệu tướng công từ đền thờ ra nơi tổ chức. Các mo sẽ mời tướng công và quân sĩ về dự lễ với nhân dân, đi đầu đoàn kiệu là đoàn công chiêng sắc bùa".

Nếu phần lễ diễn ra với các nghi thức trang nghiêm, thành kính thì phần hội lại sôi nổi với nhiều trò chơi, trò diễn đặc sắc. Đặc biệt là hoạt động trình diễn Séc bùa và màn hòa tấu của 460 cồng, chiêng. Các thiếu nữ Mường trong sắc phục dân tộc mang theo 460 chiếc cồng, chiêng vừa đi vừa diễn tấu, hát múa đã tạo nên tiết mục hợp xướng quy mô lớn, mang đậm bản sắc dân tộc, thu hút nhiều người xem. Tiếng cồng chiêng vang vọng giữa không gian núi rừng là một trong những thứ không thể thiếu trong lễ hội Mường Khô, thể hiện sức mạnh và khát vọng của người dân xứ Mường.

Lễ hội Mường Khô - Nơi hội tụ và tỏa sáng giá trị văn hóa của dân tộc Mường- Ảnh 4.

Lễ hội Mường Khô có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của nhân dân xã Điền Trung nói riêng và huyện Bá Thước nói chung. Việc Lễ hội Mường Khô được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Lễ hội Mường Khô - Nơi hội tụ và tỏa sáng giá trị văn hóa của dân tộc Mường- Ảnh 5.

Lễ hội Mường Khô - Nơi hội tụ và tỏa sáng giá trị văn hóa của dân tộc Mường- Ảnh 6.

Chị Bùi Thị Liên, Thôn Lùng, xã Điền Quang, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Chị Bùi Thị Liên, Thôn Lùng, xã Điền Quang, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Bản thân tôi là người trẻ, được tham gia lễ hội Mường Khô năm nay tôi thấy rất vui và vinh dự. Lễ hội năm nay được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể với nhiều trò chơi, tiết mục văn hóa văn nghệ hay và phong phú. Tôi mong lễ hội được duy trì mãi mãi".

Hàng năm, bà con Mường Khô tổ chức lễ hội vừa để tri ân những người con quê hương vùng cao Bá Thước đã có công với đất nước, vừa mong cầu cho nhân khang, vật thịnh, mùa màng tươi tốt, con người và vạn vật sinh sôi nảy nở.

Lễ hội Mường Khô - Nơi hội tụ và tỏa sáng giá trị văn hóa của dân tộc Mường- Ảnh 7.

Lễ hội Mường Khô là nét đẹp trong đời sống tâm linh không chỉ của Mường Khô mà còn của cả vùng đồng bào dân tộc Mường Bá Thước.

Lễ hội Mường Khô - Nơi hội tụ và tỏa sáng giá trị văn hóa của dân tộc Mường- Ảnh 8.

Lễ hội Mường Khô - Nơi hội tụ và tỏa sáng giá trị văn hóa của dân tộc Mường- Ảnh 9.

Ông Ngọ Đình Hải, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Ông Ngọ Đình Hải, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Việc lễ hội Mường Khô được đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là vinh dự lớn. Lễ hội là dịp để huyện Quảng bá, giới thiệu tiềm năng về văn hóa du lịch để thu hút du khách và các nhà đầu tư".

Lễ hội Mường Khô là nơi hội tụ và toả sáng các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Mường. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội Mường Khô không chỉ góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hoá phi vật thể vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở xứ Thanh, mà còn là cơ hội để huyện Bá Thước quảng bá, thu hút phát triển du lịch.

Nguồn: Bản tin THNM/TTV