Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, phòng ngừa tiêu cực từ luân chuyển cán bộ

18:30 - 07/09/2022

Trong những năm qua, công tác luân chuyển, điều động cán bộ trên địa bàn Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả tích cực. Đội ngũ cán bộ được luân chuyển từng bước trưởng thành, phát huy năng lực, góp phần tạo chuyển biến, đồng thời xóa bỏ tư tưởng cục bộ, địa phương, qua đó ngăn ngừa những vi phạm tiêu cực.

Từ năm 2017, công tác luân chuyển, điều động cán bộ tại huyện Thọ Xuân bắt đầu được triển khai trên diện rộng. Đến nay có 25/30 xã, thị trấn có cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương, trong đó có 19 xã, thị trấn Bí thư đảng ủy đảm bảo được nguyên tắc này. 

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, phòng ngừa tiêu cực từ luân chuyển cán bộ  - Ảnh 2.

Trong 38 cán bộ được điều động luân chuyển, có 17 người được điều động từ huyện về các xã, thị trấn; 21 người được luân chuyển giữa các xã, thị trấn.

Công tác luân chuyển của huyện nhằm mục đích đưa người có năng lực, trình độ về nhận nhiệm vụ, tạo sự chuyển biến tại các địa phương.
Ông Thái Xuân Cường Trưởng- Ban Tổ chức Huyện ủy Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Theo thống kê, từ năm 2012 đến nay, Thanh Hóa đã điều động, luân chuyển được hơn 4,5 nghìn lượt cán bộ ở các cấp. 27/27 huyện, thị, thành phố và 550/559 xã, phường, thị trấn thực hiện bố trí ít nhất một cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương. Việc điều động, luân chuyển cán bộ đã giúp đưa được những cán bộ có năng lực đến với những địa phương còn khó khăn, giúp địa phương phát triển tốt hơn, theo kịp với các địa phương khác. 

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, phòng ngừa tiêu cực từ luân chuyển cán bộ  - Ảnh 4.

Đối với những địa phương có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ, việc luân chuyển cán bộ đã cho thấy rõ tính hiệu quả, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong cấp ủy Đảng, chính quyền, giúp công tác lãnh đạo, điều hành và quản lý được hài hòa, nhịp nhàng, qua đó tạo sự ổn định cho địa phương phát triển.

Nguồn: Thời sự 18h30 ngày 07/09/2022