Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân khi tham gia giao thông qua đường sắt

09:38 - 03/03/2024

Tai nạn giao thông đường sắt ít xảy ra hơn đường bộ, thế nhưng khi xảy ra thì hậu quả để lại đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó, các vụ tai nạn chủ yếu xảy ra tại các đường ngang qua đường sắt, và nguyên nhân chính vẫn từ ý thức người dân.

Vượt đèn đỏ, rào chắn khi tàu sắp qua là những hành vi thường xuyên xảy ra tại các khu vực đường ngang dân sinh qua địa bàn thành phố Thanh Hóa. Tại cung gác chắn Thanh Niên thuộc phường Đông Thọ, hay cung gác chắn 175+ 980 thuộc hai phường Tân Sơn và Phú Sơn khi tàu sắp qua: đèn đỏ đã bật, chuông kêu và rào chắn đang từ từ hạ xuống, song vẫn có nhiều lái xe ô tô, xe máy, cố tình luồn lách đi qua. Hay như tại khu vực đường ngang Giếng Tiên thuộc phường Hàm Rồng, mặc dù đã có biển cấm ô tô, nhưng hàng ngày vẫn có nhiều lái xe ngang nhiên vi phạm. Được biết đường ngang này dốc, cong cua, che khuất tầm nhìn nên nguy cơ mất an toàn giao thông là rất lớn.

Chị Nguyễn Thị Thùy, Cung gác chắn Thanh Niên, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa cho biết: "Nhiều người cố tình vượt rào khi tàu sắp qua, hành vi này rất nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn rất mong các lực lượng chức năng xử lý nghiêm".

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân khi tham gia giao thông qua đường sắt
- Ảnh 1.

Thực tế cho thấy, nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra tại các đường ngang dân sinh, các lối đi tự mở là do người tham gia giao thông không tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn giao thông khi ngang qua đường sắt. Mặc dù chính quyền các địa phương nơi có đường sắt đi qua đã tuyên truyền Luật giao thông đường sắt cho nhân dân, phối hợp với ngành đường sắt thực hiện các giải pháp như bổ sung hệ thống biển báo, người cảnh giới và lắp đặt camera giám sát tại các đường ngang, để xử phạt nguội các hành vi vi phạm, tuy nhiên hiệu quả chưa cao, một bộ phận người dân vẫn thiếu ý thức trong việc chấp hành pháp luật khi đi qua đường sắt.

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân khi tham gia giao thông qua đường sắt
- Ảnh 2.

Ông Nguyễn Lê Hùng, Phó Chủ tịch UBND phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa

Ông Nguyễn Lê Hùng, Phó Chủ tịch UBND phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa cho biết thêm: ịa phương vừa tuyên truyền vừa phối hợp với các đơn vị chức năng và ngành đường sắt xử lý nghiêm các hành vi vi phạm an toàn giao thong đường sắt trên địa bàn…".

Theo thống kê, tuyến đường sắt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chạy qua địa phận 8 huyện, thị xã với chiều dài khoảng 103km, nhưng có tới 83 lối đi tự mở. Đây là những vị trí thường xuyên xảy ra tai nạn. Do đó, cùng với việc kiên quyết xóa bỏ các lối đi dân sinh tự mở, thì lực lượng chức năng, chính quyền các địa phương cần tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân khi đi qua đường sắt.

Nguồn: Bản tin Thời sự THNM ngày 03/03/2024