Người dân nông thôn vẫn chưa mặn mà sử dụng nước sạch tập trung

Với công suất của các nhà máy nước sạch hiện nay, đủ cung cấp cho khoảng 50% người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, ở một số địa phương, nhiều hộ dân lại chưa mặn mà với việc sử dụng nước sạch. Đến thời điểm này, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch tập trung khu vực nông thôn mới chỉ đạt 25%.

Người dân nông thôn vẫn chưa mặn mà sử dụng nước sạch tập trung

Dù có nhà máy nước sạch từ năm 2018, nhưng đến nay gia đình ông Lê Như Cảnh, xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa vẫn dùng nước giếng khoan. Theo ông, nguồn nước này dùng lâu nay vẫn không vấn đề gì. Mặt khác, do phải đóng góp tiền lắp đặt đường ống ban đầu hơn 4 triệu đồng nên gia đình ông không đăng ký sử dụng. 

Người dân nông thôn vẫn chưa mặn mà sử dụng nước sạch tập trung - Ảnh 2.

Đây là những nguyên nhân chính khiến nhiều hộ dân trên khu vực nông thôn không sử dụng nước sạch tập trung.

Người dân nông thôn vẫn chưa mặn mà sử dụng nước sạch tập trung - Ảnh 3.

Ông Lê Như Cảnh, xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Ông Lê Như Cảnh, xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trước đây chưa khoan giếng dùng nước mưa, sau này khoan giếng. Một năm mới thau một lần chỉ có lớp váng ở trên hớt lớp đó đi là dùng được".

Bà Nguyễn Bá Bình, xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhà tôi dùng nước giếng khoan lâu nay, nước sạch lắp về đến nhà rồi nhưng do đóng góp ban đầu cao nên khi nào đóng góp phù hợp chúng tôi dùng".

Theo trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh Thanh Hóa, do tác động của môi trường, nguồn nước ngầm của một số địa phương trong tỉnh đã bị ô nhiễm. 

Người dân nông thôn vẫn chưa mặn mà sử dụng nước sạch tập trung - Ảnh 4.

Nếu sử dụng nước mưa hay giếng khoan không đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, vì nước là môi trường trung gian chuyển tải các chất hóa học và các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh mà mắt thường không nhìn thấy được.

Người dân nông thôn vẫn chưa mặn mà sử dụng nước sạch tập trung - Ảnh 5.

Ông Nguyễn Trường An, Phó trưởng khoa Sức khỏe môi trường- Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh Thanh Hóa

Ông Nguyễn Trường An, Phó trưởng khoa Sức khỏe môi trường- Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay một số vùng của Thanh Hóa nước ngầm nhiễm mangan như Hoằng Hóa, Yên Định; nhiễm asen vùng Thiệu Hóa; lượng nước cũng cạn dần. Nước bề mặt thì do khu công nghiệp rất nhiều nên không hợp vệ sinh. Nước đảm bảo sức khỏe, tốt nhất bà con nên dùng nước sạch tập trung được kiểm nghiệm đầy đủ".

Trong số 196 xã đã có công trình cấp nước sạch tập trung trên địa bàn Thanh Hóa có 118 xã do doanh nghiệp đầu tư. Các doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng nhà máy với nguồn kinh phí khá lớn. 

Người dân nông thôn vẫn chưa mặn mà sử dụng nước sạch tập trung - Ảnh 6.

Do vậy, các doanh nghiệp đều phải thu tiền đấu nối lắp đặt ban đầu với mức từ 4- 5 triệu đồng 1 hộ nên nhiều hộ dân không đăng ký sử dụng.

Người dân nông thôn vẫn chưa mặn mà sử dụng nước sạch tập trung - Ảnh 7.

Ông Hoàng Ngọc Ninh, Chủ tịch Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Ông Hoàng Ngọc Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nguồn đầu tư vốn ban đầu, người dân thu nhập của người dân không đồng đều nên một lúc đóng 4-5 triệu thì nó khó. Nên đang đề xuất nhà máy để phân kỳ để rồi thu để thuận lợi hơn".

Thực tế này cho thấy, nhận thức của người dân nông thôn về tầm quan trọng của nguồn nước sạch đối với sức khỏe còn hạn chế. Để nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tập trung, chính quyền địa phương cần tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thay đổi thói quen sử dụng nước sạch nhằm bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.



Nguồn: Bản tin Thanh Hóa ngày mới