Người nghệ sỹ thổi hồn vào mâm gỗ

Họa sỹ Hoàng Trọng Tuyển vốn được nhiều người biết đến là một “Thầy đồ” và khá gần gũi với những người yêu mến thư pháp. Đặc biệt gần đây, anh còn được biết đến là người đầu tiên ở xứ Thanh “thổi hồn” vào những bức tranh được vẽ trên nền các mâm gỗ thời xưa.

Tốt nghiệp ngành sơn mài truyền thống của Đại học Mỹ thuật Huế, họa sỹ Hoàng Trọng Tuyển còn có đam mê nghệ thuật thư pháp. 

Người nghệ sỹ thổi hồn vào mâm gỗ - Ảnh 2.

Chính vì vậy khi ra trường, vào những dịp Tết là anh lại ngồi ở các chợ hoa để vẽ tranh và viết thư pháp cho người dân. Nhiều năm qua, hình ảnh "ông đồ" Tuyển đã quá quen thuộc với người dân xứ Thanh. Thời gian gần đây Tuyển được biết đến với những bức tranh vẽ trên mâm gỗ xưa rất độc đáo.

Các họa sĩ vẽ tranh trên nhiều chất liệu khác nhau rất nhiều nhưng vẽ trên mâm gỗ xưa thì hiện nay ở Thanh Hóa mới có mình họa sỹ Hoàng Trọng Tuyển. Chính vì vậy, các tác phẩm của anh được mọi người rất thích. 

Để thực hiện ý tưởng của mình, anh Tuyển tìm mua mâm gỗ cũ từ các cửa hàng sưu tầm đồ cổ. Mâm gỗ đa số có niên đại khoảng 30-40 năm, được làm từ gỗ mít, xà cừ... 

Sau khi mua về được mài nhẵn bề mặt mâm để việc lên mực khi vẽ tranh thuận tiện. Dựa vào kích thước, hình dáng của chiếc mâm, anh Tuyển sáng tác các chủ đề cho phù hợp. Có những chiếc mâm bị thủng phần bề mặt, anh phải kỳ công khắc phục lại rồi mới vẽ, hoặc sử dụng những họa tiết để tạo nên điểm nhấn tại vị trí bề mặt bị vỡ, mục hoặc nứt. Chính vì vậy việc vẽ tranh để có hồn trên mâm gỗ cũng phải rất tỉ mỉ.


Nguồn: Chuyên mục Văn hóa văn nghệ