Nguồn vốn tín dụng chính sách – Điều kiện cần để thoát nghèo bền vững

17:53 - 10/12/2018

(TTV)- Với lãi suất ưu đãi, thời gian qua, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội luôn đồng hành cùng các địa phương trong thực hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm và xây dựng nông thôn mới.

Trong 3 năm từ 2016-2018, Thanh Hóa có trên 273 nghìn lượt hộ gia đình được vay vốn chính sách với dư nợ hơn 8.100 tỷ đồng, tạo việc làm mới cho 85 nghìn lao động, góp phần giúp hơn 56 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo.

Tín dụng chính sách đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 13,5% năm 2016 còn 8,43% năm 2018. Riêng các huyện miền núi, mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm hơn 4%.

Ông Trịnh Ngọc Dũng- Giám đốc Sở LĐTB và xã hội Thanh Hóa:  "Có 60% hộ dân miền núi được tiếp  cận tín dụng chính sách với  các chương trình cho vay hộ nghèo, cận nghèo,…giúp cho hàng ngàn hộ cải thiện đời sống "
Ông Trịnh Ngọc Dũng- Giám đốc Sở LĐTB và xã hội Thanh Hóa: "Có 60% hộ dân miền núi được tiếp cận tín dụng chính sách với các chương trình cho vay hộ nghèo, cận nghèo, giúp cho hàng ngàn hộ cải thiện đời sống"

Hiện nay, nguồn vốn tín dụng chính sách đã được triển khai tới 19 chương trình cho vay vốn, mở rộng hơn các đối tượng được tiếp cận vốn. Do vậy, ngoài ngân sách Trung ương, các cấp chính quyền cần quan tâm bổ sung nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi từ ngân sách địa phương để đáp ứng ngày càng tốt hơn các chương trình tín dụng chính sách, góp phần giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới .

Thanh Tâm -Thanh Văn