Nguy cơ bùng phát bệnh dại trên đàn chó, mèo

19:51 - 24/02/2024

Năm 2023, trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra các ca tử vong do bị chó dại cắn. Tại tỉnh Thanh Hóa, trong 10 năm trở lại đây đã có hơn 30 ca tử vong do bệnh dại. Bệnh dại trên đàn chó, mèo đang có chiều hướng gia tăng, tuy nhiên tỷ lệ tiêm phòng dại lại chưa đạt yêu cầu.

Ngôi nhà của ông Lê Vũ Mưu, ở thôn Xuân Hợp, xã Xuân Bình, huyện Như Xuân trống vắng, hưu quạnh khi người vợ của ông đã qua đời do bệnh dại. Nếu như không chủ quan và được tuyên truyền đầy đủ thì sự việc thương tâm này đã không xảy ra.

Nguy cơ bùng phát bệnh dại trên đàn chó, mèo- Ảnh 1.

Ông Lê Vũ Mưu, Thôn Xuân Hợp, xã Xuân Bình, huyện Như Xuân, cho biết: "Từ trước đến nay, hình như cả xã này cũng chưa có trường hợp nào như vậy, nên gia đình không biết và cũng chủ quan. Bệnh dại này phát bệnh rất nhanh. Bà nhà tôi bị phát bệnh từ tối, đến khoảng 2 ngày sau là đưa đi tuyến trung ương, nhưng bác sĩ bảo không thể chữa khỏi".

Đây chỉ là một trong số hơn 30 trường hợp tử vong do bệnh dại tại tỉnh Thanh Hóa từ năm 2014 đến nay. Những năm qua, trên địa bàn tỉnh có khoảng 10.000 người phải điều trị dự phòng bệnh dại do bị chó, mèo cắn.

Nguy cơ bùng phát bệnh dại trên đàn chó, mèo- Ảnh 2.

Giai đoạn 2017 - 2022, cả nước đã có trên 450 người tử vong do bệnh dại. Trong năm 2023, bệnh dại có chiều hướng tăng mạnh, với 235 ổ bệnh dại động vật tại 31 tỉnh, thành phố, làm tử vong 80 người, buộc phải tiêu hủy trên 460 con chó mèo.

Nguy cơ bùng phát bệnh dại trên đàn chó, mèo- Ảnh 3.

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh dại gia tăng là do việc tiêm phòng vắc xin cho đàn chó, mèo đạt thấp. Trên địa bàn cả nước, tỷ lệ tiêm phòng ở một số tỉnh mới đạt trên 50%. Mặc dù Thanh Hóa có tỷ lệ tiêm phòng vắc xin chó mèo nằm trong 10 tỉnh dẫn đầu cả nước, với tỷ lệ tiêm đạt trên 70% nhưng qua rà soát, việc tiêm phòng vẫn chưa triệt để, nhiều địa phương đạt thấp và chưa đồng đều; ý thức chủ quan trong công tác phòng, chống bệnh dại của người dân vẫn chưa cao nên đã xảy ra nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc.

Nguy cơ bùng phát bệnh dại trên đàn chó, mèo- Ảnh 4.

Ông Hoàng Bình Thanh, Thôn Công Thương, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Gia đình cũng chủ quan, thấy vết cắn của cháu khỏi rồi nên không đưa đi tiêm. Từ lúc cháu bị cắn đến lúc phát bệnh thì khoảng 3 tháng. Lúc phát bệnh, gia đình tập trung đưa cháu đi bệnh viện nhiệt đới trung ương để cứu chữa, nhưng được 5 ngày thì cháu không qua khỏi".

Ông Trịnh Xuân Sơn, Chủ tịch UBND xã Xuân Bình, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo, nếu không được tiêm phòng đầy đủ cho đàn chó, mèo thì nguy cơ bùng phát bệnh dại rất cao. Để khống chế, thanh toán được bệnh dại, UBND tỉnh Thanh Hóa đã lấy năm 2024 là "Năm cao điểm tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo" nhằm đẩy lùi và xử lý dứt điểm bệnh dại trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm thiểu thiệt hại về kinh tế và sức khỏe cộng đồng.

Nguy cơ bùng phát bệnh dại trên đàn chó, mèo- Ảnh 5.

 

Nguồn: Bản tin Thời sự tối, ngày 24/2/2024