Nhiều khó khăn trong phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt

20:28 - 29/05/2020

(TTV) - N uôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển mạnh ở nhiều địa phương trên địa bàn Thanh Hóa, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Tuy nhiên, để nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển bền vững, vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục.

 

Thanh Hóa hiện có hơn 13.600 ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt, đối tượng nuôi tập trung chủ yếu vẫn là các loại cá truyền thống, chiếm đến hơn 90% diện tích và 85% tổng sản lượng. Phương thức nuôi chủ yếu là nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và bán thâm canh trong ao, hồ, ruộng trũng. Hạ tầng của nhiều vùng nuôi thủy sản nước ngọt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, do đó chưa kiểm soát được mối nguy về bệnh dịch, về môi trường và an toàn thực phẩm. Hệ thống thủy lợi tại một số vùng nuôi còn chung với sản xuất nông nghiệp nên việc điều tiết nước phục vụ nuôi thủy sản gặp khó khăn và ảnh hưởng tới năng suất vụ nuôi.

Các ngành có liên quan, các địa phương đang tập trung đàu tư vào khâu sản xuất giống thủy sản nước ngọt;  phòng, trừ dịch bệnh; áp dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến nhằm giảm tiêu hao thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngoài những loài cá truyền thống đang được nuôi phổ biến, từng bước đưa vào và mở rộng sản xuất các loài có giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu.

Theo chuyên mục Vàng trong đất ngày 29/5/2020