Như Thanh- điểm sáng về xây dựng NTM ở khu vực miền núi

09:03 - 24/07/2022

(TTV) -  Năm 2012, khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa có xuất phát điểm thấp, mới đạt 5/19 tiêu chí. Sau 10 năm, huyện đã tập trung các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, huyện có 9/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã nông thôn mới nâng cao, trở thành huyện dẫn đầu khu vực miền núi về số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Qua đó đã làm thay đổi căn bản đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây.

 

Xác định xây dựng Nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, nên sau khi được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2021, xã Yên Thọ, huyện Như Thanh tiếp tục huy động nguồn lực để đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn; đầu tư trang thiết bị và khuôn viên nhà văn hóa thôn; chỉnh trang nhà ở dân cư với tổng kinh phí hơn 187 tỷ đồng. Đồng thời, xã hỗ trợ, xây dựng các mô hình liên kết sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân... Đây cũng chính là những tiêu chí để xã Yên Thọ phấn đấu về đích Nông thôn mới kiểu mẫu trong trong năm 2024.       

Ông Lưu Đình Trực - Bí thư Đảng ủy xã Yên Thọ, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa: “Thực hiện xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu, khi ban chỉ đạo triển khai được đồng thuận, rất tin tưởng vào lãnh đạo của đảng, của ban chỉ đạo. Chính vì thế, căn cứ vào tiêu chí nhân dân rất hào hứng, rất phấn khởi về vấn đề có nhiều hộ cá nhân người ta hiến đến 400 đến 500 m2 đất để mở rộng đường, tự giác, đi đầu trong các phong trào TDTT cũng như bố trí cảnh quan bộ mặt của gia đình tường rào, cổng ngõ, tổ khu an nnh trật tự.”

Ông Lưu Đình Trực - Bí thư Đảng ủy xã Yên Thọ, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa: “Thực hiện xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu, khi ban chỉ đạo triển khai được đồng thuận, rất tin tưởng vào lãnh đạo của đảng, của ban chỉ đạo. Chính vì thế, căn cứ vào tiêu chí nhân dân rất hào hứng, rất phấn khởi về vấn đề có nhiều hộ cá nhân người ta hiến đến 400 đến 500 m2 đất để mở rộng đường, tự giác, đi đầu trong các phong trào TDTT cũng như bố trí cảnh quan bộ mặt của gia đình tường rào, cổng ngõ, tổ khu an nnh trật tự.”

Là huyện miền núi, nên khi bắt tay vào xây dựng Nông thôn mới, huyện Như Thanh gặp không ít khó khăn. Xác định xây dựng Nông thôn mới là trách nhiệm của mỗi người dân, do nhân dân và vì nhân dân, nên khi huyện tuyên truyền, vận động, nhân dân các địa phương đã chung sức, đồng lòng cùng chính quyền tham gia xây dựng nông thôn mới. Do vậy, hơn 10 năm qua, huyện đã huy động được trên 2.300 tỷ đồng xây dựng Nông thôn mới.

Bên cạnh đó, Như Thanh cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng Nông thôn mới như: hỗ trợ kích cầu các công trình về trường học, đường giao thông, hồ đập lớn, trạm y tế và hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất, sản phẩm OCop. Huyện cũng chú trọng tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, đời sống nhân dân trên địa bàn huyện không ngừng được cải thiện. Đến năm 2021, thu nhập bình quân đầu người đạt 43 triệu đồng/người/năm; gấp 4 lần so với năm 2012. Với kết quả trên, huyện Như Thanh được tỉnh đánh giá là đơn vị dẫn đầu trong xây dựng Nông thôn mới của 11 huyện miền núi.        

Ông Trương Sỹ Long - Bí thư Chi bộ thôn Đồng Hải, xã Hải Long, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa: “Chúng tôi xác định, NTM chỉ có điểm xuất phát, không có điểm dừng, ngoài những tiêu chí đã đạt được rồi, chúng tôi tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả của từng tiêu chí 1, để làm thế nào đó các tiêu chí đó đi vào đời sống của người dân. Dân được hưởng thụ và được sự hài lòng của người dân là cơ bản nhất.”

Ông Trương Sỹ Long - Bí thư Chi bộ thôn Đồng Hải, xã Hải Long, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa: “Chúng tôi xác định, NTM chỉ có điểm xuất phát, không có điểm dừng, ngoài những tiêu chí đã đạt được rồi, chúng tôi tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả của từng tiêu chí 1, để làm thế nào đó các tiêu chí đó đi vào đời sống của người dân. Dân được hưởng thụ và được sự hài lòng của người dân là cơ bản nhất.”

Ông Lương Văn Hoàn - Phó Bí thư Huyện ủy Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa: “Một điều rất phấn khởi là 9/13 xã đã về NTM. Nhưng mà trong quá trình không có đơn thư khiếu kiện, không có kiến nghị về thu chi, đóng góp của nhân dân. Có thể nói rất khách quan và đạt được mong muốn và huy động được đóng góp của nhân dân rất là tốt. Có xã, bà con rất đồng thuận. Vd Xuân Du có những thôn hơn 90% đồng bào dân tộc thiểu số nhưng hiện nay, xây dựng thôn kiểu mẫu rất đẹp. Đây cũng là một trong những nét, đặc thù của miền núi và chúng tôi cũng đã đề nghị các xã trên cơ sở không đi học xa được nhưng với các xã trong huyện tổ chức các đoàn đến học tập và rút kinh nghiệm để về xây dựng ở đơn vị mình, tuyên truyền ở đơn vị mình.”

Ông Lương Văn Hoàn - Phó Bí thư Huyện ủy Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa: “Một điều rất phấn khởi là 9/13 xã đã về NTM. Nhưng mà trong quá trình không có đơn thư khiếu kiện, không có kiến nghị về thu chi, đóng góp của nhân dân. Có thể nói rất khách quan và đạt được mong muốn và huy động được đóng góp của nhân dân rất là tốt. Có xã, bà con rất đồng thuận. Ví dụ Xuân Du có những thôn hơn 90% đồng bào dân tộc thiểu số nhưng hiện nay, xây dựng thôn kiểu mẫu rất đẹp. Đây cũng là một trong những nét, đặc thù của miền núi và chúng tôi cũng đã đề nghị các xã trên cơ sở không đi học xa được nhưng với các xã trong huyện tổ chức các đoàn đến học tập và rút kinh nghiệm để về xây dựng ở đơn vị mình, tuyên truyền ở đơn vị mình.”

Để có được kết quả trên, ngoài sự chỉ đạo quyết liệt, năng động, sáng tạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc bố trí, sử dụng hợp lý các nguồn lực, thì vài trò quan trọng nhất là sự đồng tình, ủng hộ, tích cực góp sức chung tay xây dựng nông thôn mới của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện. Đây là nền tảng để huyện Như Thanh phấn đấu đến năm 2024 xây dựng thành công huyện Nông thôn mới./.

Theo Bản tin THNM 24/7/2022