Nông dân Lò Văn Năm xã biên giới Yên Khương làm giàu từ mô hình chăn nuôi, trồng rừng

Cần cù, chịu khó, ham học hỏi kèm ý chí và khát vọng vươn lên thoát khỏi cái đói, cái nghèo, anh Lò Văn Năm ở bản Giàng, xã Yên Khương, huyện Lang Chánh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi trồng rừng, mỗi năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng.

Từ 4 con bò giống ban đầu, sau một thời gian chăm sóc, đàn bò của gia đình anh đã phát triển lên 15 con. Để đàn bò có nguồn thức ăn ổn định, anh đã trồng thêm cỏ voi, dự trữ rơm, rạ, đồng thời, chú trọng đến công tác phòng trừ dịch bệnh. 

Nông dân Lò Văn Năm xã biên giới Yên Khương làm giàu từ mô hình chăn nuôi, trồng rừng- Ảnh 1.

Ngoài chăn nuôi, anh Năm còn tích cực trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Hiện nay, với gần 4 ha cây vầu, mỗi năm cho thu nhập từ 100 đến 120 triệu đồng.

Nông dân Lò Văn Năm xã biên giới Yên Khương làm giàu từ mô hình chăn nuôi, trồng rừng- Ảnh 2.

Những kinh nghiệm, kỹ thuật trong chăm sóc rừng vầu cũng được anh tích cực tuyên truyền cho hội viên nông dân khác học tập, làm theo.

Nông dân Lò Văn Năm xã biên giới Yên Khương làm giàu từ mô hình chăn nuôi, trồng rừng- Ảnh 3.

Anh Lò Văn Năm, Bản Giàng, xã Yên Khương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

Anh Lò Văn Năm, Bản Giàng, xã Yên Khương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa cho biết, trồng vầu rất dễ chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao so với cây trồng khác, từ đó đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Việc xây dựng thành công mô hình chăn nuôi, trồng rừng ở xã biên giới Yên Khương của hội viên nông dân Lò Văn Năm đã thể hiện được tinh thần dám nghĩ, dám làm, xóa bỏ tập tục níu giữ cái nghèo của người dân vùng cao. Và cũng từ mô hình kinh tế của gia đình anh Năm, những mô hình trồng rừng, chăn nuôi khác đã và đang được các hội viên, nông dân trên địa bàn xã Yên Khương triển khai, nhân rộng.


Nguồn: Bản tin Thời sự cuối ngày/TTV