Nước sạch - tiêu chí khó trong xây dựng xã nông thôn mới ở Ngọc Lặc

18:36 - 27/03/2023

Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, các xã đạt chuẩn nông thôn mới phải có từ 15% đến 20% trở lên số hộ gia đình được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung; xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao thì phải có từ 55% số hộ gia đình được sử dụng nước sạch trở lên. Tiêu chí này đang là một khó khăn đối với các huyện miền núi. thực tế ở huyện Ngọc Lặc.

Xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc đặt mục tiêu năm 2023 sẽ về đích xã nông thôn mới nhưng vướng mắc nhất hiện nay là quy định phải có ít nhất 20% số hộ dân sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung. Để đạt được tiêu chí này cần rất nhiều yếu tố, trong đó nếu dựa vào nguồn ngân sách địa phương để đầu tư hệ thống cấp nước tập trung là vượt quá khả năng. Việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư cũng không dễ dàng, bởi nếu tính tới lợi nhuận thì các doanh nghiệp sẽ không sẵn sàng đầu tư nhà máy xử lý nước sạch ở những xã vùng sâu, vùng xa.

Nước sạch - tiêu chí khó trong xây dựng xã nông thôn mới ở Ngọc Lặc - Ảnh 2.

Ông Hà Tiến Giang, Bí thư Đảng ủy xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Việc đầu tư một hệ thống cấp nước tập trung với tổng mức khoảng 6 đến 7 tỷ đồng thì mức rất cao gần như nằm ngoài khả năng thực hiện của xã. Chính vì vậy việc để cho xã đầu tư rất là khó thực hiện. Bên cạnh đấy để kêu gọi doanh nghiệp vào cung cấp nước sạch cho bà con nhân dân miền núi thì chắc chắn là không có vì nguồn lực đầu tư 6 đến 7 tỷ đồng phục vụ cho khoảng trên 300 hộ cũng chưa thực sự phù hợp."

Nước sạch - tiêu chí khó trong xây dựng xã nông thôn mới ở Ngọc Lặc - Ảnh 3.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung mới chỉ đạt 8,5%. Huyện có 15 xã chưa có công trình cấp nước sạch tập trung. Trong khi đó, năm 2023, huyện đặt ra mục tiêu phấn đấu có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nguồn: Bản tin 18h30 ngày 27/03/2023